lcp

Bệnh giang mai ở miệng: những điều cần biết

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Giang mai (Syphilis) trở thành một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) phổ biến nhất hiện nay. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), có đến 119,000 ca giang mai được chẩn đoán, báo hiệu tình trạng lây lan tăng dần. Cùng nhau tìm hiểu về các thông tin cơ bản về căn bệnh phổ biến này, cùng tham vấn phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất.

1. Tác nhân gây bệnh giang mai ở miệng

Tác nhân gây bệnh chính của giang mai là xoắn khuẩn Treponema pallidum, tồn tại và lây truyền qua cá thể mang bệnh. Với sức sống yếu, xoắn khuẩn Giang mai chỉ tồn tại bên ngoài cơ thể con người trong vài giờ.

Đối với giang mai ở miệng, chủ yếu xuất phát từ giang mai mắc phải. Loại giang mai này lây truyền qua các con đường

  • Đường tình dục (bao gồm bộ phận sinh dục, cơ quan sinh dục và hậu môn sinh dục): Chiếm tỷ lệ cao nhất.
  • Đường máu: Trong trường hợp truyền máu trực tiếp hoặc hiến tạng. Các trường hợp này đã được báo cáo với tỷ lệ rất thấp và đã từ rất lâu. Hiện nay với quy trình kiểm tra nghiêm ngặt trước truyền máu hay ghép tạng, việc lây giang mai qua con đường này là rất hiếm
  • Qua vết thương: Khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết có chứa xoắn khuẩn
  • Từ mẹ sang con: Giang mai bẩm sinh được phát hiện ở những đứa trẻ của người mẹ mắc giang mai, được sinh đường âm đạo.
  • Qua các tiếp xúc trung gian qua các vật dụng, chiếm tỷ lệ thấp. 

Xem thêm bài viết: Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?

Tác nhân gây bệnh giang mai ở miệng

2. Thời kỳ ủ bệnh và các giai đoạn

Với giang mai mắc phải, thời gian ủ bệnh có khoảng thời gian từ 10-70 ngày sau khi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể người nhiễm. 

Sau thời gian này, giang mai mắc phải sẽ tiến triển thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạnMô tảTriệu chứng
Giang mai nguyên phátTruyền nhiễm

Săng giang mai (charce): Loét da nhỏ, thường không đau khi cọ sát có thể tiết dịch chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai, xuất hiện và lành sau 3 đến 6 tuần ở các vùng:

  • Môi hoặc miệng
  • Dương vật, hậu môn và trực tràng ở nam giới
  • Âm hộ, cổ tử cung, trực tràng và vùng đáy chậu ở phụ nữ
  • Nổi hạch vùng kèm với săng
Giang mai thứ phát 

Truyền nhiễm

Xảy ra sau vài tuần đến vài tháng sau giai đoạn nguyên phát. Xoắn khuẩn giang mai lúc này đã lan truyền trong máu, gây nên các triệu chứng ở da niêm lan rộng, kèm những tổn thương ở cơ quan khác.


 

Dát hồng ban (đào ban): Cần phân biệt với những dạng hồng ban khác.

Săn giang mai: sẩn ướt, sẩn dạng vảy nến

Viêm hạch nhỏ lan tỏa

Rụng tóc kiểu “rừng thưa”

Sốt

Đau đầu (gợi ý tình trạng viêm màng não)

Giảm thính lực (gợi ý tình trạng viêm tai giữa)

Viêm da giang mai (có tính chất đối xứng, không gây ngứa hay đau)

Âm thầm

Không có triệu chứng, không lây nhiễm. 

Có thể kéo dài không xác định thời gian hoặc sẽ theo sau bởi giang mai giai đoạn cuối. 

Giang mai tiềm tàng giai đoạn đầu (thời gian nhiễm bệnh < 1 năm), đôi khi có tái phát tổn thương do nhiễm trùng


 

Giang mai tiềm tàng muộn (≥ 1 năm), hiếm xảy ra tái phát


 

Tuy không xuất hiện triệu chứng, tuy nhiên xét nghiệm huyết thanh và kháng thể dương tính

Giai đoạn muộn hoặc lan tỏaTriệu chứng; không truyền nhiễm

Giang mai tiền liệt lành tính

Giang mai tim mạch

Thoái hoá ở hệ thần kinh trung ương: Giang mai mạch máu nhỏ, liệt nhẹ, bệnh Tabes…


 

Triệu chứng của giang mai có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào sau khi ủ bệnh, ảnh hưởng đến một hay đa cơ quan tuỳ vào từng trường hợp khác nhau. Bệnh giang mai có thể bị đẩy nhanh bởi những người đồng nhiễm HIV; trong những trường hợp này, sự liên quan mắt, viêm màng não, và các biến chứng thần kinh khác phổ biến hơn và nghiêm trọng hơn.

Một số tổn thương khác từ giang mai có thể gặp ở bệnh nhân giang mai bao gồm:

  • Các triệu chứng mắt và tai giữa: Có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận của mắt; bao gồm viêm giác mạc mô kẽ, viêm màng bồ đào (trước, giữa và sau), viêm màng mạch-võng mạc, viêm võng mạc, viêm mạch võng mạc và các bệnh thần kinh sọ ở dây thần kinh sọ não và ở thần kinh thị giác. Các triệu chứng ở mắt dễ gặp ở những người đàn ông nhiễm HIV có quan hệ tình dục đồng giới. Trong một số trường hợp, triệu chứng mắt liên quan đến giang mai có thể gây mù vĩnh viễn,
  • Các triệu chứng liên quan đến ốc tai (gây mất thính lực và ù tai) hoặc tiền đình (gây chóng mặt và xoay vòng).
  • Tổn thương dinh dưỡng: Thứ phát từ dị ứng da hoặc viêm mô quanh màng cứng, có thể phát triển ở giai đoạn sau. Loét loét tầng sinh dục có thể phát triển trên lòng bàn chân và thâm nhập sâu vào xương.
  • Bệnh khớp thần kinh (khớp Charcot): Tình trạng thoái hóa khớp không đau kèm theo bất thường biên độ hoạt động và viêm màng xương, là một triệu chứng điển hình ở bệnh nhân giang mai.

3. Chẩn đoán bệnh giang mai ở miệng

Chẩn đoán bệnh giang mai sẽ kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng, nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất. Hai loại chẩn đoán bao gồm:

Chẩn đoán trực tiếp: 

  • Bệnh phẩm: dịch tiết từ săng giang mai, dịch ở hạch bạch huyết
  • Soi tươi, nhuộm (giemsa, bạc, kháng thể huỳnh quang)

Chẩn đoán huyết thanh (thông thường từ ngày thứ 10 của giai đoạn giang mai nguyên phát)

  • Phản ứng không chuyên biệt (nontreponemal antigen test): Bao gồm Phản ứng lên bông (flocculation test) và Phản ứng kết hợp bổ thể (complement fixation test) (VDRL, RPR,...)
  • Phản ứng chuyên biệt (treponemal antigen test): Bao gồm Bất động xoắn  khuẩn (Treponema pallidum Immobilization), Nguyên kết hồng cầu có gắn kháng nguyên xoắn khuẩn (TPHA) và hấp thu thể huỳnh quang (Fluorescent treponemal antibody-absorption)
Chẩn đoán bệnh giang mai ở miệng

Đối với giang mai tiềm ẩn (thường không xuất hiện triệu chứng), cần kết hợp lâm sàng theo thời gian cũng như tầm soát ở các cơ quan khác. Các gợi ý giúp bác sĩ có thể phát hiện tình trạng bệnh ở giai đoạn này:

  • Từng có triệu chứng rõ ràng của giang mai trước đây
  • Bạn tình được chẩn đoán giang mai ở giai đoạn sơ cấp, thứ cấp hoặc muộn
  • Quan hệ tình dục với nhiều người trong vòng 12 tháng trở lại

4. Điều trị bệnh giang mai ở miệng

Khi giang mai càng được chẩn đoán sớm, khả năng điều trị dứt điểm và theo dõi càng đạt hiệu quả caoKháng sinh Benzathine penicillin G sẽ được chỉ định để điều trị cho đa số các trường hợp chẩn đoán giang mai.

Điều trị bệnh giang mai ở miệng

Liều điều trị với giang mai là 2,4 triệu đơn vị tiêm bắp (có thể chia liều đôi liều tiêm 2 bên để tránh phản ứng tại chỗ của thuốc). Liều bổ sung Benzathine penicillin G sau 7 đến 14 ngày sẽ được chỉ định nếu bạn đang ở giang mai giai đoạn tiềm ẩn (>1 năm) hoặc không xác định được thời gian.

Với trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Penicillin G (shock phản vệ từ độ II trở lên), kháng sinh thay thế thường là Doxycycline hoặc azithromycin (trường hợp bệnh nhân không mang thai).

Với bạn tình của người nhiễm giang mai, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khi:

  • Có quan hệ tình dục với bệnh nhân trong vòng 90 ngày trước khi họ được chẩn đoán giang mai giai đoạn nguyên phát, ngay cả khi kết quả xét nghiệm âm tính.
  • Trong trường hợp có quan hệ tình dục với bệnh nhân trên 90 ngày, không cần điều trị nếu kết quả xét nghiệm âm tính. Trong trường hợp dương tính, họ sẽ cần điều trị và phân loại theo giai đoạn của bệnh.

Phản ứng Jarisch-Herxheimer (JHR)

Phần lớn bệnh nhân giang mai thứ phát (hoặc nguyên phát) có thể có có phản ứng JHR trong vòng 6 đến 12 giờ điều trị ban đầu. 

Sốt, nhức đầu, đổ mồ hôi, hồi hộp lo lắng hay triệu chứng giang mai có phần tăng lên sẽ xuất hiện ở người có JHR. Phản ứng này thường kéo dài trong 24 giờ và kết thúc không để lại di chứng.

5. Phòng ngừa giang mai ở miệng

Tương tự như các bệnh STDs khác, giang mai ở miệng lây truyền thông qua đường tình dục (bao gồm quan hệ tình dục bằng miệng). Quan hệ tình dục an toàn cùng việc tầm soát sức khỏe định kỳ trở thành phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất đối với giang mai; khi vaccine dự phòng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Phòng ngừa giang mai ở miệng

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(12 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm