BMI là một thuật ngữ không còn quá xa lạ hiện nay, đặc biệt với những người luôn quan tâm đến sức khỏe. Trong thời đại lối sống sinh hoạt không qua học khiến cho nhiều người dần trở nên béo phì, mất dần kiểm soát cân nặng dẫn đến nguy cơ gặp nhiều căn bệnh khác nhau. Vậy BMI là gì, nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong vấn đề này?
BMI là tên viết tắt của khái niệm Body Mass Index - Chỉ số cơ thể, một thước đo dựa vào chiều cao và cân nặng cơ thể để xác định độ gầy hoặc béo, giúp định lượng được khối lượng mô của cơ thể. BMI đang dần trở nên rộng rãi hơn như một chỉ số để đánh giá trọng lượng cơ thể khỏe mạnh so với chiều cao.
Phụ thuộc vào kết quả thu được từ phép tính BMI, người ta có thể phân loại được người có cân nặng bình thường, thiếu cân, thừa cân. Việc thừa cân, béo phì hay thiếu cân có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, do vậy việc biết BMI của mình giúp cho bạn biết được tình trạng của bản thân và có được các xử trí cho phù hợp.
Công thức tính BMI được WHO thống nhất sử dụng ở nhiều quốc gia:
Dựa vào kết quả tính được so với bảng phân loại gầy, trung bình, thừa cân ở người lớn để biết được bản thân đang thuộc trạng thái nào
Phân loại | Khoảng BMI (kg/m2) |
---|---|
Gầy nghiêm trọng | < 16 |
Gầy trung bình | 16 - 17 |
Gầy nhẹ | 17 - 18,5 |
Bình thường | 18,5 - 25 |
Thừa cân | 25 - 30 |
Béo phì loại I | 30 - 35 |
Béo phì loại II | 35 - 40 |
Béo phì loại III | > 40 |
Công thức tính chỉ số cân nặng cho người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung cũng được tính bằng công thức chung của WHO. Tuy nhiên với đặc điểm người châu Á nhỏ con, nên bảng đánh giá tiêu chuẩn tình trạng thiếu cân, thừa cân, béo phì có khác biệt một chút so với bản quốc tế. Cụ thể như sau:
Phân loại | Khoảng BMI (kg/m2) |
---|---|
Thiếu cân | < 18,5 |
Bình thường | 18,5 - 22,9 |
Thừa cân | 23,0 - 24,9 |
Béo phì độ I | 25,0 - 29,9 |
Béo phì độ II | > 30,0 |
Người châu Á và người Việt Nam nên sử dụng bảng trên để đánh giá tình trạng cân nặng phù hợp hơn với thực tế.
Công thức tính BMI nói trên được áp dụng cho cả nam và nữ trên 18 tuổi, không phân biệt chủng tộc hay vùng miền. Chỉ số này không nên dùng để đánh giá tình trạng cân nặng ở phụ nữ có thai, vận động viên tập thể hình.
Tuy sử dụng chung công thức, nhưng chỉ số BMI ở trẻ và người lớn là khác nhau. Bởi vì tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính thì lượng chất béo giữa các trẻ là khác nhau.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO), phân loại tình trạng cân nặng của trẻ dựa vào biểu đồ liên quan giữa tuổi và chỉ số BMI:
Theo đó, khoảng BMI tính theo z-scores dùng để phân loại dựa vào các khoảng chênh lệch độ lệch chuẩn (Standard Deviation - SD) so với BMI trung bình như sau:
Phân loại | BMI theo z-scores |
---|---|
Suy dinh dưỡng | < -3 SD |
Thiếu cân | < -2 SD |
Bình thường | -2 SD – 1 SD |
Thừa cân | > 1 SD |
Béo phì | > 2 SD |