lcp

Tổng quan về U tuyến giáp ác tính

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Nguyễn Thành Hoàng Lộc

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa, Ung bướu

U tuyến giáp ác tính hay ung thư tuyến giáp là căn bệnh xảy ra do sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp - một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể, nằm ở vùng cổ. Tuyến giáp tạo ra các hormone tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, chúng góp phần trong sự kiểm soát và điều hòa nhiệt độ cơ thể, huyết áp cũng như nhịp tim.

1. U tuyến giáp ác tính là gì?

U tuyến giáp ác tính hay ung thư tuyến giáp là căn bệnh xảy ra do sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp - một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể, nằm ở vùng cổ. Tuyến giáp tạo ra các hormone tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, chúng góp phần trong sự kiểm soát và điều hòa nhiệt độ cơ thể, huyết áp cũng như nhịp tim.

Tỷ lệ ung thư tuyến giáp dường như đang gia tăng. Điều này có thể đến từ sự phát triển của công nghệ sử dụng trong các chẩn đoán hình ảnh y học, cho phép bác sĩ phát hiện các khối u nhỏ ở tuyến giáp khi thực hiện các xét nghiệm như MRI hay CT, siêu âm vùng cổ khi khám sức khỏe định kì hay bệnh nhân đi khám vì một bệnh lý khác

Nguy cơ ung thư tuyến giáp tăng lên theo độ tuổi, phổ biến nhất ở những người từ 35 đến 39 tuổi và từ 70 tuổi trở lên, trong đó tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ giới cao gấp 2 đến 3 lần so với ở nam giới. Điều may mắn là ung thư tuyến giáp có tỉ lệ chữa khỏi cao so với các bệnh ung thư khác .

2. Các loại u tuyến giáp ác tính

Có bốn loại ung thư tuyến giáp chính:

  • Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú: phổ biến nhất, chiếm  (80-90%) trong số các trường hợp ung thư tuyến giáp, ảnh hưởng nhiều độ tuổi (30-60 tuổi và có khuynh hướng phát triển mạnh hơn ở nhóm bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt ở nữ giới.
  • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang: xảy ra trong 15% trường hợp và có xu hướng ảnh hưởng đến người lớn tuổi.
  • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy: chiếm khoảng 5-8% trường hợp, không như các loại ung thư tuyến giáp khác, ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy có thể di truyền trong gia đình.
  • Ung thư tuyến giáp không biệt hoá: hiếm gặp, chiếm khoảng 1% trong ung thư tuyến giáp, tuy nhiên đây là loại nguy hiểm nhất, tiến triển nhanh và xâm lấn mạnh, thường xuất hiện ở người già trên 60 tuổi.

Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú và nang đôi khi còn được gọi là ung thư tuyến giáp biệt hoá và thường có phương pháp điều trị giống nhau.

3. Các triệu chứng của u tuyến giáp ác tính

Ung thư tuyến giáp hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào ở giai đoạn đầu. Khi ung thư tuyến giáp phát triển, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Khàn giọng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Đau ở cổ và họng

Trong trường hợp khối u đã di căn, các triệu chứng có thể gặp như:

  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon
  • Buồn nôn và nôn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

4. Các nguyên nhân gây ra u tuyến giáp ác tính

Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra ung thư tuyến giáp. Một số yếu tố như tiếp xúc với phóng xạ, chế độ ăn ít i-ốt và bất thường về gen có thể làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư tuyến giáp. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Bướu cổ, viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc có u tuyến giáp lành tính.
  • Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh về tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp
  • Đột biến gen gây ra các bệnh nội tiết, chẳng hạn như đa u tuyến nội tiết type 2A (MEN2A) hoặc type 2B (MEN2B).
  • Thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn hằng ngày.
  • Béo phì
  • Đã từng xạ trị ung thư đầu và cổ, đặc biệt khi còn nhỏ.
  • Tiếp xúc với bụi phóng xạ từ vũ khí hạt nhân hoặc tai nạn nhà máy điện hạt nhân.

5. Phương pháp điều trị u tuyến giáp ác tính

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào kích thước khối u và giai đoạn của bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Tuỳ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u mà bác sĩ sẽ quyết định cắt bỏ một phần hay hoàn toàn tuyến giáp. Bác sĩ cũng có thể loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận mà tế bào ung thư đã di căn.
  • Liệu pháp i-ốt phóng xạ: Bệnh nhân sẽ được cho uống thuốc hoặc dung dịch có chứa một lượng i-ốt phóng xạ với liều cao hơn trong quét tia phóng xạ chẩn đoán. I-ốt phóng xạ phá huỷ các tế bào tuyến giáp ung thư. Phương pháp này rất an toàn do tuyến giáp gần như hấp thụ toàn bộ lượng i-ốt phóng xạ và ít ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Xạ trị: Sử dụng các chùm tia phóng xạ chiếu trực tiếp vào khối u để tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
  • Hoá trị: Dùng thuốc hoá trị để tiêu diệt và ngăn tế bào ung thư phát triển. Thông thường, rất ít bệnh nhân có chẩn đoán ung thư tuyến giáp phải hoá trị.
  • Liệu pháp hormone tuyến giáp: Ngăn chặn việc giải phóng các hormone khiến ung thư phát triển và quay trở lại.

6. Những biến chứng trong ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có thể lây lan và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như gan, phối hoặc xương. Phát triển và điều trị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu có thể giảm đáng kể nguy cơ di căn.

Ung thư tuyến giáp có thể tái phát, chiếm khoảng 30% trong số các trường hợp ung thư tuyến giáp đã điều trị trước đó. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp thường phát triển chậm, do đó có thể mất khoảng 20 năm để một bệnh nhân tái phát ung thư tuyến giáp.

Nhìn chung, tiên lượng trong các trường hợp mắc ung thư tuyến giáp đều tốt. Tuy nhiên, sau khi thực hiện phẫu trị hoặc các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp, có thể vẫn cần hormone tuyến giáp để hoạt động. Vì vậy, những bệnh nhân sau điều trị ung thư tuyến giáp phải sử dụng liệu pháp hormone thay thế suốt đời, chẳng hạn như levothyroxine.


Tài liệu tham khảo

Đánh giá bài viết này

(6 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm