lcp

Phác đồ điều trị sốt siêu vi

4.4

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Lê Thị Thu Hường

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Nhi Khoa

Sốt siêu vi là bệnh thường gặp trong những thời điểm giao mùa trong năm, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, phân biệt và điều trị sốt siêu vi đơn thuần hoặc các bệnh lý có sốt đặc trưng khác cần sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ.

1. Nguyên nhân và đặc điểm của sốt siêu vi

Sốt siêu vi có tác nhân đến từ virus gây bệnh, triệu chứng sốt thể hiện phản ứng tăng thân nhiệt của cơ thể nhằm ngăn chặn sự sinh sôi của bệnh nguyên. 

Xác định xem có sốt hay không sẽ tuỳ vào nhiệt độ ở từng vùng trên cơ thể, chẳng hạn ở trẻ em sẽ gồm:

  • Nhiệt độ hậu môn, tai hoặc trán: Từ 38,0°C trở lên.
  • Nhiệt độ miệng: Từ 37,8°C trở lên
  • Nhiệt độ nách: Từ 37,5°C trở lên 

Về con đường gây bệnh do virus, các con đường chủ yếu gồm:

  • Đường hô hấp: Nếu hít phải giọt bắn của người bệnh, chẳng hạn như virus cúm, Covid-19…
  • Tiêu hoá: Ăn phải thức ăn và đồ uống có chứa virus gây bệnh như rotavirus và enterovirus.
  • Vết cắn: Vết cắn côn trùng hay từ động vật có thể gây sốt siêu vi, như sốt xuất huyết Dengue, hoặc virus bệnh dại Rabies từ chó hoặc mèo.
  • Máu: Virus viêm gan B, viêm gan C hoặc HIV sẽ lây truyền virus từ đường máu…
phác đồ điều trị sốt siêu vi

2. Triệu chứng thường gặp ở sốt siêu vi

Bên cạnh triệu chứng sốt, nhiễm siêu vi có thể gây triệu chứng trên các cơ quan khác như: 

  • Hô hấp: Ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng
  • Tiêu hoá: Nôn, tiêu chảy, đau bụng,
  • Tiết niệu: Tiểu máu, tiểu khó, tiểu gắt..
  • Thần kinh: Đau đầu, đau nhức cơ…
phác đồ điều trị sốt siêu vi

3. Chẩn đoán và phân biệt sốt siêu vi

Chẩn đoán sốt siêu vi là chẩn đoán loại trừ, cần phân biệt với các bệnh lý gây sốt cao khác như COVID-19 và sốt xuất huyết Dengue.

 Sốt siêu viSốt xuất huyếtCOVID-19
Thời gian ủ bệnh1 đến 3 ngày4 đến 7 ngày (nhiều nhất 14 ngày)2 đến 4 ngày
Nhiệt độ sốtTừ 38 độ trở lênTừ 38 độ trở lênKhông hoặc số nhẹ từ 37,5 độ
Hắt hơi, sổ mũiKhông
Đau đầu
Đau nhức cơ
Khó thở, tức ngựcHiếm gặpKhông
Mất mùi mất vịKhôngKhông
Chấm ban đỏ, chảy máu nướu răng, chảy máu mũiKhôngKhông

4. Hướng dẫn xử trí sốt siêu vi tại nhà

Sốt siêu vi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng.

  • Bệnh nhân nên được nghỉ ngơi, tránh những nơi đông người.
  • Hạ sốt: Thường dùng paracetamol với liều 10-15mg/kg, 4-6 giờ/lần.
  • Lau mát: Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Sử dụng 5 khăn ướt nhỏ: 4 khăn đặt ở hai bên nách và hai bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút., nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
  • Bù nước và điện giải: khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên uống nước đầy đủ để bù lại lượng nước mất qua da, chỉ truyền dịch khi người bệnh nôn ói nhiều không uống được.
  • Thuốc điều trị các triệu chứng khác như giảm ho, giảm đau cơ, giảm đau đầu,…
  • Chế độ dinh dưỡng thích hợp, giàu năng lượng, dễ tiêu.
  • Điều trị các bệnh nhân có cơ địa đặc biệt: các bệnh nhân có thể trạng kém như suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mãn tính… cần có biện pháp nâng đỡ tổng trạng, tăng khả năng miễn dịch để tránh biến chứng.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà

phác đồ điều trị sốt siêu vi

5. Biến chứng và theo dõi

Mức độ nặng nhẹ của sốt siêu vi tùy thuộc những yếu tố như loại virus, độc lực virus và cơ địa của bệnh nhân. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số trường hợp chúng gây nên các biến chứng như viêm phổi, viêm não-màng não, tiêu chảy cấp mất nước, viêm gan...do bản thân virus ban đầu hay do bội nhiễm các vi khuẩn khác. Các biến chứng này sẽ kéo dài thời gian điều tri, thậm chí nhanh chóng đưa đến tử vong, đặc biệt là đối với trẻ em, người cao tuổi, những người có sức  đề kháng kém.

Cần phải theo dõi sát các dấu hiệu chuyển nặng sau để có biện pháp xử trí kịp thời:

  • Sốt cao ≥38,50C không đáp ứng thuốc
  • Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều
  • Co giật
  • Đau đầu liên tục, tăng dần,
  • Nôn ói nhiều, không ăn uống được 

6. Dự phòng

Sốt siêu vi rất dễ gây thành dịch nên khi bị nhiễm bệnh cần cách ly với người khác 

  • Nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất, uống đủ nước.
  • Bổ sung các vitamin từ hoa quả.
  • Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Vệ sinh cá nhân, hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên, 
  • Vệ sinh môi trường nơi ở và chung quanh sạch sẽ.

Vaccine dự phòng

Là một trong những nguyên nhân gây bệnh sốt siêu vi, cúm có thể được dự phòng nhờ vaccine phòng ngừa. Những loại vắc-xin này được phép sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi. Hầu hết các mũi tiêm phòng cúm đều được tiêm vào cánh tay (cơ) bằng kim tiêm. Afluria Quadrivalent có thể được tiêm bằng kim tiêm (đối với người từ 6 tháng tuổi trở lên) hoặc bằng ống tiêm phản lực (chỉ dành cho người từ 18 đến 64 tuổi).

  • Một loại vắc-xin cúm dựa trên tế bào (Flucelvax Quadrivalent) có chứa vi-rút được nuôi cấy trong tế bào nuôi cấy, được chấp thuận cho những người từ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc xin này hoàn toàn không có trứng.
  • Vắc xin cúm tái tổ hợp (Flublok Quadrivalent) là vắc xin cúm hoàn toàn không chứa trứng được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp và được phép sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên. Mũi tiêm này được tạo ra không có vi-rút cúm và chứa kháng nguyên (một phần của vắc-xin giúp cơ thể bạn tạo ra sự bảo vệ chống lại vi-rút cúm) gấp ba lần so với các loại vắc-xin cúm bất hoạt liều tiêu chuẩn khác, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.
  • Thuốc tiêm phòng cúm liều cao dựa trên trứng (Fluzone High-Dose Quadrivalent), được phép sử dụng cho những người từ 65 tuổi trở lên. Loại vắc-xin này chứa kháng nguyên (một phần của vắc-xin giúp cơ thể bạn tạo ra sự bảo vệ chống lại vi-rút cúm) gấp bốn lần so với các loại vắc-xin cúm bất hoạt liều tiêu chuẩn khác, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.
  • Thuốc tiêm phòng cúm bổ trợ dựa trên trứng (Fluad Quadrivalent), được chấp thuận cho những người từ 65 tuổi trở lên. Vắc xin này được sản xuất với chất bổ trợ (một thành phần giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn).
  • Vắc-xin xịt mũi cúm sống giảm độc lực dựa trên trứng (FluMist Quadrivalent) được sản xuất bằng vi-rút cúm sống giảm độc lực (yếu đi), được phép sử dụng cho người từ 2 tuổi đến 49 tuổi. Vắc xin này không được khuyến cáo sử dụng cho người mang thai, người bị suy giảm miễn dịch hoặc người mắc một số bệnh lý nhất định.

Theo CDC, người trưởng thành nên chích nhắc lại cúm mỗi 6 tháng một lần. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, tiêm phòng cúm khi mang thai giúp bảo vệ bà bầu khỏi bệnh cúm trong và sau khi mang thai và giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm trong những tháng đầu đời.

7. Có nên thăm khám bác sĩ khi đang sốt siêu vi 

Trong nhiều trường hợp, sốt siêu vi không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn bị sốt từ 103°F (39°C) trở lên, tốt nhất bạn nên gọi cho bác sĩ. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu con bạn có nhiệt độ trực tràng từ 100,4°F (38°C) trở lên. 

phác đồ điều trị sốt siêu vi

Nếu bạn bị sốt, hãy để ý các triệu chứng sau đây, tất cả đều cho thấy bạn cần được điều trị y tế:

  • Đau đầu dữ dội
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Đau bụng
  • Nôn mửa thường xuyên
  • Phát ban, đặc biệt là nếu nó nhanh chóng trở nên nặng  hơn
  • Cứng cổ, đặc biệt nếu bạn cảm thấy đau khi gập cổ  về phía trước
  • Lú lẫn
  • Co giật hoặc co giật 

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(7 lượt đánh giá).
4.4
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm