lcp

Nang tuyến giáp là gì? Những điều cần biết về chức năng nang tuyến giáp

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Trần Thị Thu Hà

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Tai mũi họng

Nang tuyến giáp (bướu giáp nhân) là một dạng u tuyến giáp lành tính có thể được nhìn thấy rõ bằng mắt thường hoặc siêu âm. Chẩn đoán và điều trị sẽ kết hợp giữa lâm sàng, hình ảnh học và xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về bệnh và khi nào nên thăm khám nếu có nang tuyến giáp.

1. Tổng quan về chức năng tuyến giáp

Theo giải phẫu học tuyến giáp có vị trí nằm ở vùng cổ trước, ngay dưới sụn nhẫn, bao gồm 2 thùy được nối bởi một eo tuyến giáp. Các tế bào nang tuyến sản sinh ra 2 loại hormone tuyến giáp:

  • Tetraiodothyronine (thyroxine, T4)
  • Triiodothyronine (T3)

Những hormone này hoạt động trên tế bào trong hầu hết mọi mô của cơ thể bằng cách kết hợp với thụ thể trong nhân tế bào và thay đổi biểu hiện của một loạt các sản phẩm gen. Hormone tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển của mô não và mô sinh trưởng ở bào thai và trẻ sơ sinh, và ở người với mọi lứa tuổi điều chỉnh sự trao đổi protein, carbohydrate và chất béo. 

nang tuyến giáp

Các chức năng chính của hormones giáp với cơ thể là:

  • Chuyển hóa (metabolism)
  • Điều hoà thân nhiệt
  • Điều hoà cảm xúc
  • Mạch và nhịp tim
  • Tiêu hoá

2. Khi nào có nang tuyến giáp

Nang tuyến giáp có thể là đơn nhân hay đa nhân, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam giới với kích thước nang dao động từ vài mm đến vài cm. Về độ tuổi, nang tuyến giáp có thể gặp ở nữ khi ở độ tuổi dậy thì, khi mang thai hoặc sau mãn kinh.

Các nguyên nhân gây nên nang tuyến giáp thường gặp bao gồm: 

  • Thiếu iod (chiếm đa số)
  • Tiếp xúc với chất sinh bướu:
  1. Sữa có goitrin
  2. Khoai mì, măng, củ cải, vài loại tảo biển, bông cải
  3. Phenols, phthalates, pyridines, hydrocarbons thơm trong nước thải công nghiệp
  • Nhiễm khuẩn: E. coli, Paraclobactrum, Clostridium perfringens
  • Thừa Iod: ăn nhiều Iod, thuốc có iod
  • Rối loạn bẩm sinh trong sinh tổng hợp hormone giáp (nhẹ)
  • Thuốc có thể làm giảm tổng hợp hormone tuyến giáp (chẳng hạn như Lithium, amiodarone hoặc các hợp chất chứa iod khác)
  • Không rõ nguyên nhân

Triệu chứng lâm sàng của nang giáp thường nhẹ (hoặc không triệu chứng), tính chất của bướu thường gặp sẽ là:

  • Lan tỏa, không đau
  • Mật độ đều, hoặc gồ ghề (nếu đã tiến triển nhiều năm)
  • Không phải bướu mạch

Biến chứng của nang tuyến giáp thường ít gặp, nếu có sẽ bao gồm:

  • Chèn ép khí quản, thực quản (khiến bệnh nhân khó nuốt, khó thở do kích thước nang to)
  • Xuất huyết trong bướu
  • Nhiễm trùng
  • Viêm tuyến giáp
  • Cường giáp

nang tuyến giáp

3. Chẩn đoán và phân biệt với các bệnh lý tuyến giáp khác

Để chẩn đoán tình trạng nang tuyến giáp, bác sĩ nội tiết sẽ chẩn đoán dựa vào yếu tố lâm sàng, hình ảnh học và cận lâm sàng.

Về lâm sàng, nang tuyến giáp sẽ có các yếu tố sau giúp chẩn đoán:

  • Hình dáng: Bướu giáp lan toả, không có dấu hiệu gợi ý viêm (sưng/nóng/đỏ/đau ở vị trí tuyến)
  • Bình giáp (chức năng tuyến giáp bình thường, không dấu hiệu gợi ý cường hoặc suy giáp qua triệu chứng)
  • Không có hạch kèm theo nang khi thăm khám

Về cận lâm sàng, những xét nghiệm chức năng tuyến giáp sẽ cần chỉ định thường là:

  • TSH: Hormone kích thích tuyến giáp, các kết quả bình thường về cơ bản sẽ loại trừ cường giáp hoặc suy giáp; ngoại trừ những bệnh nhân có suy giáp trung ương do bệnh ở vùng dưới đồi hoặc bệnh lý tuyến yên ở rất hiếm các bệnh nhân có đề kháng tuyến yên với hormone tuyến giáp. Với nang tuyến giáp, kết quả TSH cho kết quả bình thường.
  • T4 (Thyroxine): Bao gồm định lượng hormone tự do và hormone gắn với protein, chỉ số này với bệnh nhân nang giáp cho kết quả bình thường.
  • T3 (Triiodothyronine): Bao gồm định lượng huyết thanh toàn phần và tự do. Nồng độ T3 tự do sẽ gợi ý tình trạng ngộ độc giáp.

Về hình ảnh học, siêu âm và xạ hình tuyến giáp thường sẽ không cần chỉ định; trừ trường hợp kết quả TSH kết hợp lâm sàng gợi ý tình trạng bệnh khác cần chẩn đoán phân biệt. Xquang vùng cổ có thể được chỉ định, trong trường hợp nang bướu giáp có lâm sàng cho thấy tình trạng thòng trung thất.

Nang tuyến giáp đơn thuần sẽ cần phân biệt với 1 số bệnh lý tuyến giáp khác, bao gồm:

Bệnh lý tuyến giáp phân biệtLâm sàng
Basedow giai đoạn sớm

Hội chứng nhiễm độc giáp:


 

  • Bồn chồn, mệt mỏi, yếu, nhiều mồ hôi, kém chịu nhiệt, tăng hoạt động, hồi hộp, đánh trống ngực, tăng cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, rối loạn kinh nguyệt
  • Khám thấy mạch nhanh, tăng huyết áp (tâm thu), lồi mắt, phù khu trú
  • Tuyến giáp ấn đau
Viêm giáp HashimotoKhám tuyến giáp thấy mật độ chắc, cứng đều
Viêm giáp De QuervainKhám tuyến giáp thấy sưng đau, có thể có sốt
Ung thư giápKhám tuyến giáp thấy mật độ cứng, có tình trạng xâm lấn và hạch đi kèm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi có những gợi ý lâm sàng trên, bác sĩ sẽ chỉ định thêm cận lâm sàng và hình ảnh học trước khi đưa ra chẩn đoán xác định về tình trạng tuyến giáp.

4. Điều trị nang tuyến giáp

Phần lớn (khoảng 80%) nang tuyến giáp là lành tính, vấn đề điều trị sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân gây nên như đã đề cập. 

Nếu nguyên nhân đến sự vấn đề thiếu iod, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp bổ sung iod vào khẩu phần ăn. Trong trường hợp đền từ các tác nhân như thuốc hay thực phẩm, hạn chế không dùng đa số sẽ giải quyết được vấn đề phát triển kích thước nang tuyến.

Chỉ định phẫu thuật đối với nang tuyến giáp lành tính khi kích thước từ 4cm trở lên, kèm theo đó bao gồm các triệu chứng như khó thở, khó nuốt do chèn ép khí quản/thực quản. Yếu tố thẩm mỹ khi bệnh nhân than phiền có thể được cân nhắc, trong tình trạng bình giáp và bệnh nhân khỏe mạnh.

Trường hợp chỉ định phẫu thuật khác sẽ còn kết hợp với cận lâm sàng và hình ảnh về tính chất của nang (hóa ác hay chưa, có bất thường chức năng tuyến không, có xâm lấn hay chưa).

nang tuyến giáp

5. Khi nào nên thăm khám bác sĩ khi có nang tuyến giáp

Để xác định nang tuyến giáp có lành tính hay không, bác sĩ cần kiểm tra tổng quát đối với bệnh nhân để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Để tự kiểm tra tuyến giáp tại nhà, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Ngẩng cổ lên, xem tuyến giáp có nhô lên rõ so với bình thường hay không qua gương. Nếu có có thể cho thấy kích thước tuyến giáp to và cần thăm khám
  • Nghiêng cổ sang hai bên có u/cục bất thường hay không
  • Thử uống một ngụm nước và kiểm tra xem tuyến giáp có di động theo nhịp nuốt hay không
  • Đưa một tay lên vị trí tuyến giáp, ngón cái giữ một bên và 4 ngón còn lại giữ một bên của tuyến giáp. Hãy giữ cố định một bên và di chuyển bên còn lại. Làm tương tự với bên kia, nếu sờ thấy tuyến giáp thì rất có thể bạn có bướu giáp. 
  • Khi sờ tuyến giáp, để ý xem tuyến giáp có sưng, nóng, đỏ, ấn đau hay không, vì đây có thể gợi ý đến tình trạng viêm giáp.

Bên cạnh đó, các triệu chứng đi kèm như sốt, hội chứng nhiễm độc giáp như đã đề cập cùng tuyến giáp to sẽ giúp gợi ý chẩn đoán cho bác sĩ khi thăm khám. 

Nhìn chung, nang tuyến giáp là một bệnh lành tính, thường xảy ra ở nữ giới, ít biến chứng, chỉ phẫu thuật khi kích thước tuyến quá to hoặc có gợi ý ác tính qua hình ảnh học, cận lâm sàng. Bệnh nhân có bướu giáp to có thể tự kiểm tra các bước như trên tại nhà, hẹn thăm khám với bác sĩ nội tiết để có những chỉ định xét nghiệm cần thiết; trước khi đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh. Phát hiện bệnh càng sớm càng dễ chẩn đoán, phương án điều trị cũng đem lại hiệu quả rõ rệt hơn.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(8 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm