lcp

Cholesterol cao: dấu hiệu, nguyên nhân, chỉ số và cách phòng ngừa

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Chỉ số Cholesterol cao cảnh báo điều gì? Cách để đọc và hiểu chỉ số cholesterol của bạn như thế nào để có phương án kiểm soát tình trạng sức khỏe

Triệu chứng tăng cholesterol cao 

Trong hầu hết các trường hợp, cholesterol cao không có nhiều biểu hiện. Nó thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhiều người thậm chí không nhận ra họ có cholesterol cao cho đến khi phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng, như đau tim hoặc đột quỵ. 

chỉ số cholesterol
Cholesterol cao là bệnh gì và cảnh báo điều gì

Vì lẽ đó, các bác sĩ thường khuyên rằng sàng lọc mức cholesterol định kỳ rất quan trọng, đặc biệt là với những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi.

Nguyên nhân cholesterol cao là gì?

Ăn quá nhiều các thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là lý do khiến cholesterol tăng cao. Tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ này nhanh chóng. Lối sinh hoạt không lành mạnh cũng góp phần làm tăng chỉ số cholesterol toàn phần bao gồm lười vận động và hút thuốc lá. 

Di truyền là một yếu tố tác động tới tình trạng cholesterol cao, và thường được truyền từ cha mẹ sang con cái. Nếu gia đình bạn có người cholesterol cao, thì các thành viên còn lại cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Một số ít trường hợp, cholesterol cao có nguyên nhân từ rối loạn di truyền, khiến cơ thể loại bỏ LDL-C và làm tăng cholesterol trong máu. Theo nghiên cứu, những người gặp tình trạng này có mức cholesterol toàn phần trên 300 mg/dL và mức LDL trên 200 mg/dL.

Một số trường hợp bệnh tiểu đường và suy giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ cholesterol cao cùng các biến chứng liên quan.

LDL Cholesterol hay cholesterol “xấu" 

LDL Cholesterol hay còn được gọi là cholesterol “xấu" vì chúng thường không dễ di chuyển, và nếu dư thừa sẽ dễ dàng tích tụ trên thành động mạch tạo nên mảng bám cholesterol. Phải hiểu rằng các mảng bám này sẽ làm thu hẹp động mạch, dẫn đến hạn chế lưu lượng máu và tăng nguy cơ đông máu. Trong trường hợp cục máu đông quá lớn làm chặn động mạch trong tim hoặc não của bạn, sẽ gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ cực kỳ nguy hiểm.

cholesterol bao nhiêu là cao
Chỉ số LDL cholesterol cao là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

HDL Cholesterol hay cholesterol “tốt" 

HDL Cholesterol ngược lại với LDL, nó được gọi là cholesterol “tốt" vì giúp trả lại cholesterol LDL về gan và chúng sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể. Nhờ đó ngăn ngừa mảng bám tích tụ trong động mạch. Duy trì mức HDL-C khỏe mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ đông máu, bệnh tim và đột quỵ.

Triglyceride

Triglyceride hay chất béo trung tính là một loại lipid khác ngoài cholesterol, chúng còn được biết đến như là một nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào. Chúng cũng được lipoprotein vận chuyển qua máu để tới các cơ quan và sử dụng. Khi mức triglyceride quá cao do nạp quá nhiều calo dẫn tới dư thừa, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Kiểm tra mức cholesterol của bạn 

Nhiều người đến nay vẫn không biết cholesterol bao nhiêu là cao, vì thế các bác sĩ khuyên bạn rằng nên làm xét nghiệm cholesterol ít nhất 3 năm một lần để sớm phát hiện những yếu tố nguy cơ. 

Để kiểm tra chỉ số cholesterol, người ta thường dùng nhất đó là xét nghiệm máu. Trước khi xét nghiệm bạn cần nhịn ăn trong 9-12 tiếng. Trong thời gian này bạn chỉ được uống nước lọc, không được ăn hay uống bất kỳ loại đồ ăn thức uống nào khác, kể cả trà, cà phê hay thuốc lá. Vì chúng có thể làm ảnh hưởng hoặc sai lệch kết quả xét nghiệm.

Sau khi có được bảng chỉ số cholesterol toàn phần, cũng như các chỉ số LDL, HDL và Trigycerid, bác sĩ sẽ dựa vào đó mà chẩn đoán liệu bạn có đang bị cholesterol cao hay không. Thông thường nếu mức LDL cao và HDL thấp thì đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang không khỏe mạnh.

Mức độ và cách đọc chỉ số Cholesterol

Các bác sĩ sẽ đọc các thông tin trên bảng chỉ số xét nghiệm để chẩn đoán và đưa ra phương án thích hợp. Và ngay cả chúng ta cũng có thể biết cách đọc chỉ số cholesterol dựa vào những thang đo tiêu chuẩn như sau:

Chỉ số cholesterol toàn phầnMức độ
Dưới 200 mg/dLTối ưu
Từ 200-239 mg/dLHơi cao
Trên 240 mg/dL Cao

Bảng đánh giá chỉ số cholesterol toàn phần 

Ngoài ra để biết được cholesterol cao là bao nhiêu thì bạn có thể dựa vào những con số đánh giá về nồng độ cholesterol LDL (Cholesterol "xấu") trong tờ xét nghiệm: 

Chỉ số LDL CholesterolMức độ
Dưới 100 mg/dLTối ưu
100-129 mg/dLKhá tốt
130-159 mg/dLHơi cao
160-189 mg/dLCao
Trên 190 mg/dL Rất cao

Bảng đánh giá mức độ LDL cholesterol

Tuy nhiên các con số này chỉ mang tính tương đối vì kết quả xét nghiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài khác. Vì thế bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và giải đáp trước khi quyết định kế hoạch điều trị.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến cholesterol cao 

Mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính và dân tộc đều có khả năng bị cholesterol cao. Những yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân khiến cholesterol tăng cao hơn: 

  • Bị thừa cân, béo phì 
  • Ăn quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, ví dụ như thức ăn nhanh 
  • Lười vận động
  • Hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử
  • Gia đình có người bị cholesterol cao 
  • Mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc suy giáp 

Biến chứng khi chỉ số cholesterol tăng cao

Nếu không kịp thời chú ý đến các dấu hiệu tăng cholesterol máu là gì, sẽ khiến cholesterol tích tụ tạo thành mảng bám trong động mạch. Theo thời gian, mảng bám sẽ làm thu hẹp động mạch gây nên xơ vữa động mạch. Từ đó hạn chế lưu lượng máu qua các động mạch và làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông nguy hiểm.

Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa tính mạng như: 

  • Đột quỵ 
  • Đau tim
  • Đau thắt ngực, đau ngực 
  • Huyết áp cao 
  • Bệnh mạch máu ngoại biên 
  • Bệnh thận mãn tính
  • Làm mất cân bằng mật, tăng nguy cơ sỏi mật

chỉ số cholesterol toàn phần
Cholesterol cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Làm thế nào để giảm cholesterol 

Cholesterol cao hoàn toàn có thể cải thiện được bằng cách thay đổi lối sống, củng cố chế độ ăn uống, thêm thói quen tập thể dục và những thói quen lành mạnh khác. Sau đây là một số cách giúp bạn thực hiện điều đó:

Giảm cholesterol thông qua chế độ ăn uống 

Để duy trì mức cholesterol khỏe mạnh, thay đổi chế độ ăn uống là điều cần thiết, hãy cải thiện từ bữa ăn hàng ngày bằng những cách:

  • Bổ sung axit béo omega-3 trong các loại cá biển như cá hồi, cá thu và cá trích, hạnh nhân, hạt lanh và bơ...
  • Chọn nguồn protein nạc như thịt gà, cá và các loại đậu.
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, như trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Thay đổi cách chế biến luộc, hấp, nướng thay vì đồ chiên rán.
  • Tránh xa đồ ăn nhanh và đường, cũng như đồ chế biến sẵn.

Bên cạnh đó, hãy tránh xa những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa như:

  • Thịt đỏ, nội tạng, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo.
  • Thực phẩm chế biến sẵn được làm bằng bơ Ca cao hoặc dầu cọ.
  • Thực phẩm chiên giòn, chẳng hạn như khoai tây chiên, vòng hành tây và gà rán.
  • Một số món nướng, như bánh quy và bánh nướng xốp.
cholesterol tăng

Thay đổi lối sống và chế độ ăn để bảo vệ sức khỏe

Thuốc cholesterol 

Trong một số trường hợp mà các phương pháp kể trên không có tác dụng giảm cholesterol, bác sĩ có thể kê thuốc để giảm mức cholesterol.  

Trong đó Statin là loại thuốc phổ biến nhất giúp hạn chế tạo ra cholesterol ở gan và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, có thể kể đến một vài loại như:

  • Atorvastatin (Lipitor) 
  • Fluvastatin (Lescol) 
  • Rosuvastatin (Crestor) 
  • Simvastatin (Zocor) 

Bên cạnh đó có một số loại thuốc khác được dùng trong trường hợp giảm cholesterol cao, như: 

  • Niacin 
  • Colesevalam (Welchol), colestipol (Colestid) hoặc cholestyramine (Prevalite) 
  • Thuốc ức chế hấp thụ cholesterol, như ezetimibe (Zetia) 
  • Thuốc ức chế PCSK9, như alirocumab (Praluent) và evolocumab (Repatha) 
  • Thuốc kết hợp của ezetimibe và simvastatin (Vytorin).

Các biện pháp giảm cholesterol tại nhà 

Nồng độ cholesterol trong máu vẫn có thể giảm được mà không cần dùng thuốc nhờ vào việc thay đổi chế độ ăn, vận động thường xuyên, tránh xa các chất kích thích. Bên cạnh đó sử dụng thêm những chất bổ dưỡng từ thảo dược cũng có thể hỗ trợ cho quá trình giảm mức cholesterol cao như:

  • Táo gai
  • Tỏi 
  • Hoàng kỳ
  • Men gạo đỏ
  • Sterol và stanol bổ sung từ thực vật
  • Vỏ hạt mã đề, được tìm thấy trong hạt mã đề 
  • Hạt lanh đất 

Tuy nhiên, các loại thảo dược dân gian này chưa có bất kỳ kiểm chứng nào về công hiệu và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Trong một số trường hợp, chúng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

Làm sao để ngăn ngừa cholesterol cao 

Bạn không thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan đến di truyền đối với cholesterol cao. Nhưng có thể cải thiện các yếu tố lối sống để đề phòng nguy cơ tăng cholesterol cao: 

  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ít cholesterol và chất béo động vật, bổ sung nhiều nhiều chất xơ cùng axit béo omega-3.
  • Tránh xa thuốc là và rượu bia cùng đồ uống có cồn.
  • Duy trì cân nặng ổn định, nếu thừa cân hãy giảm béo càng sớm càng tốt. 
  • Tập thể dục thường xuyên và chăm chỉ vận động.
  • Kiểm tra nồng độ cholesterol định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Cholesterol trong máu cao thường ít có triệu chứng, nhưng nếu không kịp thời phát hiện sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để giảm nguy cơ do cholesterol cao gây ra, hãy có lối sống khoa học và thường xuyên khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(12 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm