Những tác dụng của quả dâu tằm đến sức khỏe
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Thông tin tổng quan về cây dâu tằm
1.1 Đặc điểm của cây dâu tằm
Cây dâu tằm được biết đến thuộc họ dâu tằm moraceae. Chúng còn có một số tên gọi khác như tầm tang, dâu cang,... Morus alba L. Morus acidosa là tên khoa học của loại cây này.
Dâu tằm là cây thân gỗ, chiều cao chừng 2 - 3m. Lá thì mọc so le, có hình bầu dục, mép lá nổi bật với hình răng cưa. Hoa của dâu tằm thường mọc thành khối hình cầu. Những quả dâu tằm mới mọc sẽ có màu xanh, sau đó chuyển đỏ và đổi sang màu đen sẫm. Loại quả này có thể ăn, ngâm rượu hoặc làm thuốc.
Mép lá dâu tằm có hình răng cưa
Cây dâu tằm thường được trồng ở những vùng đất bằng, bãi sông hoặc cao nguyên,... Bởi chúng thuộc loại ưa sáng và ưa ẩm. quả dâu tằm sẽ được thu hoạch định kỳ từ tháng 5 - tháng 7 hàng năm. Quả khi chín có màu đen, có thể sử dụng khô hoặc tươi đều được.
Trái dâu tằm khi ăn có vị chua, ngọt xen lẫn, được đánh giá là loại thực phẩm ngon. Bên cạnh đó, chúng còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Phần này Medigo app sẽ đề cập ngay bên dưới.
1.2 Thành phần dinh dưỡng trong quả dâu tằm
Trong quả dâu tằm tươi có chứa đến 88% là nước cùng 60 calo. Bên cạnh đó, chúng còn sở hữu khoảng 9.8% hàm lượng carbs như glucose và fructose. Ngoài ra, thành phần của dâu tằm cũng tồn tại 1.7% chất xơ, trong đó gồm 75% không hòa tan (lignin) và 25% hòa tan (pectin). Đồng thời còn có 1.4% protein cùng 0.4% chất béo.
Đối với dâu tằm khô thì có chứa carbs, chất xơ, protein, chất béo. Tỷ lệ lần lượt cho các thành phần này là 70%, 14%, 12% và 3%.
Ngoài những thành phần dinh dưỡng kể trên, dâu tằm còn chứa một số khoáng chất, vitamin được đánh giá tốt cho cơ thể. Có thể nhắc đến như vitamin C, E, K1; sắt, kali,...
Dâu tằm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
2. Tác dụng của trái dâu tằm đối với sức khỏe cơ thể
Dâu tằm có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người khi nghe về loại quả này. Tham khảo những công dụng của dâu tằm phổ biến hiện nay.
2.1 Kiểm soát hàm lượng đường trong máu
Hợp chất 1 deoxynojirimycin (DNJ) có trong dâu tằm hỗ trợ ức chế một loại enzyme trong ruột, phá vỡ carbs. Đây là loại đường có khả năng tăng mức đường huyết một cách nhanh chóng. Và dễ gây nguy hiểm cho các bệnh nhân tiểu đường. Do đó, việc sử dụng quả dâu tằm được cho là có lợi trong quá trình kiểm soát bệnh đái tháo đường. Bởi chúng giúp hạ chỉ số đường huyết hiệu quả.
Dâu tằm giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu
2.2 Giảm cholesterol
Việc cholesterol trong máu tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vấn đề này còn được chỉ ra rằng có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh về tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn dâu tằm hoặc uống nước của loại quả này sẽ hỗ trợ giảm đáng kể lượng chất béo dư thừa. Từ đó giúp giảm cholesterol có trong máu.
Bên cạnh đó, việc dùng quả dâu tằm còn giảm chất béo trong gan. Chính vì vậy mà ngăn ngừa được bệnh gan nhiễm mỡ.
2.3 Tốt cho tim mạch
Một trong nhiều tác dụng của dâu tằm có thể nhắc đến là tốt cho tim mạch của cơ thể. Thường xuyên uống nước dâu tằm sẽ giúp bạn giảm đi hàm lượng cholesterol xấu (LDL). Cũng vì thế mà góp phần ngừa các bệnh về tim mạch.
Sử dụng quả dâu tằm tốt cho tim mạch
Ngoài ra, trong nước dâu tằm còn có chất flavonoid, polyphenol cùng các chất chống oxy hóa. Những chất này giúp hệ thống tim mạch phát triển tốt, duy trì lưu lượng máu một cách ổn định. Đặc biệt là ngăn ngừa được các cơn đột quỵ hay đau tim,...
2.4 Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vitamin C từ dâu tằm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng một lượng vừa đủ dâu tằm mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại bệnh tật hiệu quả. Từ đó tăng cường và bảo vệ hệ thống miễn dịch một cách tốt nhất.
2.5 Ngừa bệnh cảm cúm thông thường
Ăn dâu tằm có tác dụng gì? Nhiều thông tin cho thấy ăn dâu tằm có thể giải quyết tình trạng của bệnh cảm cúm. Nhờ sở hữu các khoáng chất tốt cho cơ thể mà dâu tằm được xem như một chất diệt khuẩn hữu hiệu. Từ đó giúp điều trị hoặc ngăn ngừa các bệnh cảm cúm thông thường.
Dâu tằm có khả năng ngăn ngừa các bệnh cảm cúm thông thường
2.6 Hỗ trợ tốt cho tiêu hóa
Dâu tằm được biết đến là loại quả giàu chất xơ hòa tan. Vì thế, chúng có khả năng hỗ trợ cho các hoạt động trong hệ tiêu hóa được ổn định. Để bảo vệ hệ tiêu hóa, bạn nên sử dụng dâu tằm thường xuyên.
2.7 Giúp phát triển mô xương
Sự kết hợp giữa sắt, canxi cùng vitamin K từ dâu tằm hỗ trợ duy trì, xây dựng mô xương một cách chắc khỏe. Những dưỡng chất này còn giúp ngừa thoái hóa xương và một số tình trạng rối loạn xương như viêm khớp, loãng xương,...
2.8 Tốt cho mắt
Nhờ thành phần zeaxanthin có trong dâu tằm làm giảm căng thẳng oxy hóa của những tế bào mắt. Bên cạnh đó, dâu tằm chứa các carotenoit, dưỡng chất giúp ngừa thoái hóa điểm vàng hoặc đục thủy tinh thể.
Quả dâu tằm với tác dụng tốt cho mắt
2.9 Giải khát, chữa táo bón
Dùng nước dâu tằm hàng ngày có thể cải thiện tốt vấn đề nóng trong người hay mụn nhọt. Bởi đây được xem là loại nước giải khát, có khả năng giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin c từ dâu tằm cũng giúp điều trị hiệu quả cho tình trạng táo bón.
2.10 Ngừa tình trạng lão hóa sớm
Dâu tằm sở hữu những thành phần carotenoid như lutein, zeaxanthin, beta carotene, alpha carotene. Đồng thời còn chứa một số vitamin như K, E,... Sự kết hợp của các dưỡng chất này hỗ trợ chống lại quá trình oxy hóa cũng như sự tấn công của các gốc tự do. Từ đó giúp cho làn da trở nên mịn màng, ngừa tình trạng lão hóa sớm. Không những vậy, chúng còn làm cho tóc chắc khỏe và đen bóng.
Quả dâu tằm giúp làn da trở nên mịn màng
2.11 Hiệu quả trong giảm cân
Nhiều nghiên cứu cho thấy những đối tượng ăn dâu tằm hoặc uống nước của loại quả này giảm được 10% trọng lượng của cơ thể trong thời gian khoảng 3 tháng. Đồng thời, sử dụng dâu tằm đúng cách, đều đặn cũng hỗ trợ giảm mỡ thừa ở phần đùi hay eo,...
3. Cách chế biến dâu tằm ngon, bổ
Dâu tằm được chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng khác nhau. Dưới đây là những cách chế biến từ dâu tằm.
3.1 Dâu tằm làm siro hoặc ngâm rượu
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu. Gồm 500gr đường, 1kg dâu tằm (nên chọn những quả có màu tím sẫm, không bị hư hoặc dập nát).
Quả tằm có thể ngâm thành siro hoặc ngâm rượu
Cách thực hiện ngâm nước dâu tằm với đường khá đơn giản:
- Dâu tằm cắt bỏ cuống, rửa với nước sạch một cách nhẹ nhàng. Lượt rửa cuối cùng thì cho thêm một ít muối pha loãng. Sau đó, vớt dâu tằm ra rổ và để chúng ráo nước.
- Bắt nồi nước lên nấu sôi, đến khi đạt khoảng 80 độ thì dùng nước đã nấu dội qua rổ dâu tằm. Việc này sẽ giúp cho quá trình ngâm dâu không bị nổi váng hay mốc.
- Dùng lọ thủy tinh cho vào một lớp đường, tiếp đến là một lớp dâu tằm. Cứ thực hiện như thế cho đến khi hết dâu trong rổ. Lưu ý rằng lớp trên cùng trong lọ nên là lớp đường.
- Lấy hỗn hợp dâu tằm đã ngâm lọc qua rây sau khi để chừng 5 - 7 ngày. Lấy nước dâu tiến hành đun sôi khoảng 15 phút. Đợi nước thật nguội thì cho vào lọ để bảo quản. Có thể để trong tủ lạnh và dùng dần mỗi ngày.
Thành phẩm siro khi ngâm dâu tằm với đường
Thế là bạn đã làm được nước siro thơm ngon, uống giải khát mà lại bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho một ít rượu vào bã dâu để ngâm. Chỉ sau một khoảng thời gian là bạn đã có bình rượu dâu tằm để thưởng thức.
3.2 Làm mứt dâu tằm
Ngoài rượu thì bã dâu tằm còn có thể dùng để làm mứt. Tham khảo cách làm mứt dâu tằm bên dưới.
- Dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn bã dâu tằm và trút toàn bộ vào nồi. Có thể thêm đường nếu bạn muốn món mứt có vị ngọt hơn.
- Hòa tan khoảng 400ml (tương đương 2 cốc) nước sôi cùng 5g bột rau câu. Sau đó, bạn khuấy đều, cho bã dâu tằm đã xay vào.
- Bắt hỗn hợp lên bếp, khoảng vài phút là tắt.
- Thành phẩm của mứt dâu sẽ là hỗn hợp có vị ngọt và sánh mịn. Bạn bảo quản mứt dâu trong lọ thủy tinh miệng rộng và để trong tủ lạnh. Món này có thể ăn cùng với bánh mì.
Mứt dâu tằm có thể phết lên bánh mì khi ăn
3.3 Ngâm nước dâu tằm với mật ong
Với cách ngâm nước dâu tằm cùng mật ong, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như 1.5kg dâu tằm, 500gr đường cát trắng. Và không thể thiếu 1 lít mật ong thơm ngon.
Cách thực hiện ngâm nước dâu tằm với mật ong đơn giản như sau:
- Cắt bỏ cuống dâu tằm, rửa sạch cùng nước muối ấm. Tiếp theo đó, bạn cho dâu tằm ra khay và hong khô.
- Cho dâu tằm, mật ong vào hũ thủy tinh, đậy nắp thật kín. Và để chúng ở nơi thoáng mát và dễ dàng nhìn thấy.
- Khoảng 2 - 3 ngày sau, nếu thấy hũ dâu tằm bắt đầu trương hoặc có dấu hiệu lên men thì lấy đũa gỗ khuấy đều. Việc này để cho dâu tằm và mật ong được hòa quyện với nhau.
- Sau khoảng 7 - 10 ngày thì bạn dùng rây để lọc nước cốt từ dâu tằm và mật ong. Cho hỗn hợp nước cốt này vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để sử dụng.
Cách ngâm nước dâu tằm với mật ong đơn giản
4. Những cách dùng quả dâu tằm ăn chữa bệnh
Quả dâu tằm từ lâu đã được biết đến với công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Siro dâu tằm giúp giải quyết hiệu quả tình trạng nhức đầu, hay quên, mất ngủ hay đại tiện táo. Còn dâu tằm kết hợp với mật ong thì hỗ trợ cải thiện trí nhớ, giảm suy nhược cơ thể,...
Siro dâu tằm cải thiện hiệu quả tình trạng nhức đầu
Ngoài ra, dâu tằm còn được kết hợp với một số nguyên liệu, dược liệu khác, mang lại hiệu quả cao trong chữa bệnh, cụ thể:
- Quả dâu và táo nhân: Sắc 30g quả dâu tằm cùng 5g táo nhân để uống. Mỗi ngày uống 2 lần. Nó sẽ làm giảm tình trạng huyết hư, mất ngủ.
- Quả dâu, bách hợp,...: Sắc 30g dâu tằm, 30g bách hợp, 9g thanh quả cùng 10 quả táo tàu để uống 1 lần hàng ngày. Liệu trình thường khoảng 2 tuần. Sự kết hợp này sẽ điều trị tốt những bệnh về da, viêm da, thồm lồm tai,...
- Quả dâu và kỷ tử: Sắc 30g dâu tằm với 15g kỷ tử để uống 2 lần mỗi ngày. Cách dùng này sẽ làm giảm vấn đề đau mỏi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai,...
Medigo app vừa chia sẻ đến bạn những kiến thức về quả dâu tằm. Hy vọng với các thông tin trên, bạn sẽ sử dụng loại quả này một cách phù hợp nhất.
Đánh giá bài viết này
(7 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm