lcp

Cách nấu gạo nếp cẩm thơm ngon với 4 công thức siêu dễ

4.5

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

Ths.BS Võ Trần Minh Trí

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp

Xem ngay các món ăn ngon từ gạo nếp cẩm và cách nấu đơn giản cùng Medigo nhé

1. Thông tin chung về gạo nếp cẩm

Gạo nếp cẩm có tên khoa học là Oryza rufipogon thuộc loài Oryza sativa L. Gạo nếp cẩm có màu tím đặc trưng, trong thành phần chứa nhiều protein và chất béo hơn so với các loại gạo khác.

Giá trị dinh dưỡng có trong 60g nếp cẩm bao gồm:

  • 160 calo
  • 34g carbs
  • 5g chất béo
  • 1g đường
  • 5g protein
  • 2g chất xơ

2. Các món ăn ngon với gạo nếp cẩm

Rượu nếp cẩm

Rượu nếp cẩm là loại rượu nổi tiếng với hương thơm đặc trưng. Quá trình ủ rượu cũng đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp như nhiều loại rượu khác. Bên cạnh đó, rượu nếp cẩm cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như ngăn ngừa tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường. Trong gạo nếp cẩm còn chứa nhiều vitamin nhóm B tốt cho da mặt, được nhiều chị em sử dụng để làm đẹp.

Cách nấu cơm rượu nếp cẩm:

Nguyên liệu:

  • 1kg nếp than
  • 25g men ngọt
  • 100g đường phèn
  • 5 lít nước lọc
  • Muối

Dụng cụ: Khay hoặc mâm, hũ thủy tinh có nắp đậy.

Cách làm:

  1. Sơ chế nguyên liệu: Đổ 1kg nếp than vào nồi rồi cho nước lạnh vào, sao cho nước vừa ngập qua nếp. Sau đó, bạn chắt bỏ phần nước đi. Men ngọt bạn cán thật nhuyễn và mịn.
  2. Nấu nếp: Bạn cho 1.5 lít nước lọc vào nồi nếp than, sau đó cho nồi lên bếp, đóng nắp lại và đun với lửa vừa. Đến khi nước sôi, bạn dùng đũa khuấy đều nếp cho chín. Bạn mở nắp nồi và tiếp tục nấu đến khi nước cạn. Khi nước cạn, bạn đóng nắp lại và nấu với lửa nhỏ trong khoảng 25 - 30 phút. Sau đó, bạn dùng đũa xới đều nếp lên rồi tiếp tục đậy nắp, nấu thêm 10 phút với lửa nhỏ.
  3. Ủ men: Bạn cho toàn bộ nếp đã nấu ra khay và dàn đều nếp ra, đợi đến khi nguội hẳn. Bạn chuẩn bị nửa chén nước lọc, cho thêm ½ muỗng cà phê muối vào và khuấy đều để muối tan ra. Bạn rải đều một phần men ngọt lên toàn bộ nếp, sau đó trộn đều cho men thấm vào nếp, tiếp tục cho đến khi hết men. Trong lúc trộn men, bạn cho thêm nước muối vào cùng và trộn đều đến khi hết toàn bộ nước muối.
  4. Ngâm rượu: Sau khi trộn xong, bạn cho toàn bộ nếp vào hũ thủy tinh và đậy nắp lại. Nếu không có hũ to, bạn có thể chia đều nếp thành hai hũ nhỏ đều được. Tiếp theo, bạn đặt hũ thủy tinh vào một góc tối trong nhà khoảng 3 - 5 ngày. Sau khoảng thời gian trên, bạn mở nắp hũ và cho vào 100g đường phèn, 5 lít rượu và ngâm trong một tuần.

Cơm gạo nếp cẩm

Cơm gạo nếp cẩm là món ăn ngon và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng về sức khỏe cũng như giảm cân, làm đẹp. Nhiều chị em lựa chọn cơm gạo nếp cẩm để thay thế cơm trắng trong bữa ăn nhằm mục đích giảm cân nhưng vẫn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể dễ dàng làm món ăn thơm ngon này tại nhà, tuy nhiên hãy sử dụng với tần suất vừa phải chứ không nên thay thế cơm gạo trắng hoàn toàn.

cách nấu gạo nếp cẩm đơn giản

Cách nấu cơm gạo nếp cẩm:

  • Bước 1: Sơ chế nếp cẩm

Vì nếp cẩm cứng và khô hơn các loại gạo khác nên khi sơ chế nếp cẩm cũng tốn thời gian hơn so với bình thường. Gạo nếp cẩm bạn đem ngâm với nước ấm 50 độ trong khoảng 3-4 tiếng, sau đó bạn chắt nước và vo lại cho sạch.

  • Bước 2: Nấu gạo nếp cẩm

Đong nước nấu cơm với tỉ lệ 1 phần gạo và 1,5 phần nước hoặc thêm bớt tùy khẩu vị. Bạn có thể cho thêm một chút muối để cơm gạo nếp cẩm được đậm vị hơn. Nấu trong nồi cơm điện khoảng 18-20 phút là cơm chín.

Chỉ với 2 bước vô cùng đơn giản bạn đã có nồi cơm nếp cẩm vô cùng thơm ngon, dẻo mịn.

Sữa chua nếp cẩm

Sữa chua nếp cẩm là món không còn xa lạ gì với chúng ta. Đây là món ăn được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, thanh mát. Bên cạnh đó, đây cũng là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng và dễ làm tại nhà.

cách nấu gạo nếp cẩm sữa chua

Cách làm sữa chua nếp cẩm:

Nguyên liệu cho 4 người dùng:

  • Sữa tươi không đường 1 lít
  • Nếp cẩm 200 gr
  • Nước cốt dừa 100 ml
  • Sữa đặc 1/2 hộp (190gr)
  • Sữa chua 1 hộp (100gr)
  • Lá dứa 1 bó
  • Đường nâu 100 gr (có thể thay thế bằng đường cát trắng)

Cách làm:

  1. Ngâm gạo: Nếp cẩm vo sạch, ngâm trong nước ấm 4-5 tiếng hoặc qua đêm.
  2. Làm sữa chua: Đổ 200ml sữa tươi vào nồi rồi bắc lên bếp đun ấm. Đổ sữa đặc vào một cái tô rồi đổ tiếp một hộp sữa chua ở nhiệt độ phòng vào. Bạn đổ tiếp phần sữa tươi được đun ấm vào tô rồi khuấy đều. Bạn đặt tô hỗn hợp sữa vào một cái xoong rồi đổ nước nóng ngập nửa tô, đậy nắp lại và để trong vòng 8 tiếng. Sữa chua sau khi được ủ thì bạn cho vào một cái hộp có nắp rồi để vào ngăn đá tủ lạnh để sữa chua đông lại.
  3. Nấu sữa chua nếp cẩm: Nếp cẩm đã ngâm qua một đêm, rửa sạch rồi cho vào nồi đun với 700ml nước cho đến khi phần nước cạn lại là được. Khi nếp cẩm cạn nước, bạn đổ phần nước cốt dừa vào xoong rồi đảo đều. Bạn tiếp tục nấu với lửa nhỏ thêm 5 phút nữa thì cho đường vào. Bạn cho vào xoong một chút muối và đảo đều rồi đổ ra tô để nguội.
  4. Hoàn thành: Bạn múc nếp cẩm vào cốc rồi cho tiếp sữa chua lên. Khi ăn bạn khuấy đều sữa chua và nếp cẩm cho chúng hòa quyện lại với nhau là bạn đã có món sữa chua nếp cẩm ngon tuyệt.

Chè gạo nếp cẩm long nhãn

Món Chè gạo nếp cẩm, long nhãn, cốt dừa là một món ăn ngon và bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Gạo nếp cẩm bổ máu nên được gọi là “bổ huyết mễ”. Món chè nếp cẩm rất dễ nấu, dễ ăn lại còn bổ dưỡng

cách nấu gạo nếp cẩm

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước để làm món Chè gạo nếp cẩm, long nhãn, cốt dừa tại nhà:

Nguyên liệu:

  • 200g chè nếp cẩm
  • 2 lít nước
  • 200g đường
  • Cốt dừa
  • Long nhãn

Cách làm:

  1. Ngâm gạo: gạo nếp cẩm cho vào rá rửa sạch, loại bỏ hạt gạo hỏng, ngâm trong nước sôi 30 phút rồi đổ ra để ráo2.
  2. Ngâm long nhãn: long nhãn ngâm nước trong khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo2.
  3. Nấu chè: Đổ nước vào xoong, đun sôi. Sau đó cho gạo và long nhãn vào nấu chín. Thêm đường và cốt dừa vào khuấy đều cho tan.

3. Công dụng của gạo nếp cẩm

cách nấu gạo nếp cẩm ngon

Nếp cẩm là loại thực phẩm có nhiều công dụng

Trị bệnh thiếu máu

Trong Đông y, nếp cẩm còn được gọi là “bổ huyết mễ” có chứa lượng protein và chất béo cao. Ngoài ra, trong gạo nếp cẩm còn chứa 8 loại axit amin và các vi lượng cần thiết khác cho cơ thể. Vì vậy, gạo nếp cẩm là thực phẩm rất tốt để bổ sung cho người thiếu máu, đặc biệt là phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ sau sinh.

Ngừa ung thư

Trong gạo nếp cẩm có một chất giúp chống ung thư cực mạnh đó là Anthocyanins. Vì vậy, việc bổ sung gạo nếp cẩm vào thực đơn ăn uống hằng ngày giúp ngăn chặn bệnh ung thư rất tốt, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú.

Bảo vệ tim mạch

Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy trong gạo nếp cẩm có các hoạt chất tốt cho tim mạch bao gồm:

  • Flavonoid: làm giảm khả năng phát triển bệnh tim mạch và giảm nguy cơ tử vong do bệnh này gây ra.
  • Lovastatin và Ergosterol: hỗ trợ tái tạo mạch máu nhằm phòng các biến chứng của bệnh tim mạch.
  • Anthocyanins: giúp cải thiện chất béo trung tính và hàm lượng cholesterol trong cơ thể.

Vì vậy, bổ sung **gạo nếp cẩm **vào thực đơn thường xuyên sẽ giúp phòng chống các bệnh về tim mạch một cách hiệu quả.

Giảm cân và ngăn ngừa béo phì

Lượng chất xơ dồi dào trong nếp cẩm thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra nhanh chóng. Gạo nếp cẩm cũng giúp chúng ta no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, ngoài ra còn bổ sung chất kháng Insulin giúp ngăn chặn nguy cơ béo phì.

Một số nghiên cứu khác trên động vật cho thấy rằng, anthocyanin được tìm thấy trong gạo nếp cẩm có thể làm giảm trọng lượng và tỷ lệ mỡ trong cơ thể.

Tuy nghiên cứu về** công dụng của gạo nếp cẩm **về giảm cân còn hạn chế nhưng trong thực tế loại gạo này đã được rất nhiều người lựa chọn để sử dụng trong chế độ giảm cân và nhận lại được hiệu quả rất tốt.

Thực phẩm tốt cho người không thể dung nạp gluten

Một số bệnh nhân khi ăn các loại thực phẩm có chứa gluten sẽ bị phản ứng và gây ra bệnh về đường ruột có tên là Caliac. Chính vì vậy, gạo nếp cẩm trở thành loại thực phẩm tuyệt vời với các bệnh nhân này vì thành phần dinh dưỡng không chứa gluten.

Bảo vệ hệ tiêu hóa

Lượng chất xơ dồi dào có trong gạo nếp cẩm giúp cơ thể giải quyết các vấn đề của táo bón, đầy hơi và các chứng rối loạn tiêu hóa khác. Mặt khác, trong **gạo nếp cẩm **không chứa gluten nên sẽ không gây miễn dịch làm tổn thương đến ruột non. Từ đó giúp cơ thể tránh khỏi các tác dụng phụ tiêu cực cho hệ tiêu hóa.

Làm đẹp da

Trong lớp màng đen của gạo nếp cẩm chứa lượng dồi dào vitamin e rất tốt cho da. Hơn nữa, khi gạo nếp cẩm được lên men thành rượu sẽ sản sinh ra nhiều vitamin b hỗ trợ quá trình dưỡng da trắng sáng, mịn màng. Một số** công dụng của** gạo nếp cẩm trong việc làm đẹp da có thể kể đến như:

  • Làm lành các vết sẹo: allantoin có trong** gạo nếp cẩm **giữ vai trò chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu da. Vì thế đây là hoạt chất hỗ trợ trong việc điều trị các vết thương do sẹo.
  • Khả năng kiềm dầu, thu nhỏ lỗ chân lông: Gạo nếp cẩm có đặc tính khô, hút nước, vì vậy loại gạo này thường được sử dụng để làm mặt nạ kiềm dầu dưỡng da.
  • Dưỡng da trắng sáng: Trong gạo nếp cẩm có chứa axit phytic - một chất chống oxy hóa tuyệt vời, đây là hoạt chất giúp tẩy da chết, mang lại làn da trắng sáng, loại bỏ các vết xỉn màu trên da.

4. Cách bảo quản gạo nếp cẩm

Cách bảo quản gạo nếp cẩm

Sau khi mua gạo nếp cẩm về có thể các bạn sẽ thấy tình trạng bị mối, mọt. Đây là những hiện tượng tự nhiên chứng tỏ gạo sạch, an toàn. Tuy nhiên bạn cũng cần bảo quản gạo sao cho đảm bảo độ an toàn nhất khi sử dụng. Sau đây là một số cách giúp bạn bảo quản gạo nếp cẩm tốt hơn:

  • Bảo quản trong thùng, vại: Bạn cần vệ sinh sạch sẽ thùng, vại trước khi cho gạo nếp cẩm vào. Đối với gạo nếp cẩm, bạn cẩm phơi khô trước và cho vào thùng. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn cần đặt cao thùng để tránh côn trùng và nước gây ẩm mốc gạo.
  • Bảo quản gạo nếp cẩm bằng tỏi: Các bạn cho gạo nếp vào thùng, sau đó cho một vài nhánh tỏi lên bề mặt gạo. Điều này sẽ tránh được tình trạng gạo bị mối, mọt gặm nhấm.
  • Bảo quản gạo nếp cẩm bằng tủ lạnh: Gạo nếp cẩm là loại thực phẩm dễ hút ẩm gây mốc, vì vậy bảo quản trong tủ lạnh sẽ giúp gạo khô ráo hơn.

5. Lưu ý khi dùng gạo nếp cẩm

Các lưu ý khi sử dụng gạo nếp cẩm

Mặc dù gạo nếp cẩm là loại thực phẩm có nhiều công dụng tuyệt vời, tuy nhiên bạn vẫn nên ghi nhớ một số lưu ý sau đây khi sử dụng gạo nếp cẩm:

Khi sử dụng gạo nếp cẩm nấu thành cơm trong các bữa ăn bạn chỉ nên sử dụng 1-2 bữa mỗi tuần, việc này sẽ giúp bạn tránh tình trạng bị “ngán cơm”. Bên cạnh đó, việc sử dụng xen kẽ với gạo trắng cũng giúp cơ thể bạn được hấp thu các chất cần thiết khác cho cơ thể.

Nếu sử dụng gạo nếp cẩm làm thành bột đắp mặt nạ, bạn hãy nên thử trước một lượng nhỏ ra tay để đảm bảo da không bị kích ứng, mẩn đỏ, ngứa rát.

Trên là những thông tin hữu ích được tổng hợp, biên soạn bởi Medigo về gạo nếp cẩm và** cách nấu gạo nếp cẩm ngon**, những lưu ý cần thiết khi sử dụng loại thực phẩm này. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức và biết được cách sử dụng gạo nếp cẩm hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết này

(2 lượt đánh giá).
4.5
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm