lcp

Giang mai ở dương vật: Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

4.7

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Không chỉ ở nữ giới, nam giới hiện nay có xu hướng gia tăng tình trạng mắc phải giang mai qua con đường lây truyền tình dục (đặc biệt là quan hệ tình dục đồng giới nam - MSM). Phát hiện và điều trị kịp thời không chỉ giúp tình trạng bệnh giang mai không trầm trọng hơn mà còn hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm với bạn tình.

1. Giang mai ở dương vật lây lan như thế nào?

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai được truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai (còn gọi là săng). Các vết loét chủ yếu xảy ra ở bộ phận sinh dục ngoài, trong âm đạo, hậu môn và trực tràng. Các vết loét cũng có thể xuất hiện trên môi và trong miệng (những vùng có màng nhầy bao phủ). Việc truyền vi khuẩn xảy ra khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Những người mắc bệnh giang mai nguyên phát hoặc thứ phát (ở giai đoạn đầu) đều có thể truyền bệnh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể truyền bệnh cho trẻ sơ sinh mà họ đang mang. Bệnh giang mai không thể lây lan qua tiếp xúc thông thường (như sử dụng chung quần áo, dùng chung phòng tắm, phòng vệ sinh hay dụng cụ ăn uống đã rửa sạch).

2. Tại sao những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới nên nghĩ về bệnh giang mai dương vật?

Trong vài năm qua, đã có báo cáo về sự gia tăng bệnh giang mai ở những người đàn ông có quan hệ tình dục với những người đàn ông khác. Trong những đợt bùng phát gần đây, 20% đến 70% trường hợp xảy ra ở nam giới cũng nhiễm HIV. Mặc dù các vấn đề sức khỏe do bệnh giang mai ở người lớn gây ra là nghiêm trọng, nhưng giờ đây người ta đã biết rằng các vết loét ở bộ phận sinh dục do bệnh giang mai ở người lớn cũng khiến việc lây truyền và nhiễm HIV dễ dàng hơn qua đường tình dục. Trên thực tế, nguy cơ nhiễm HIV sẽ tăng gấp hai đến năm lần khi mắc bệnh giang mai.

3. Triệu chứng bệnh giang mai ở dương vật

Giai đoạnMô tảTriệu chứng
Giang mai nguyên phátTruyền nhiễm

Săng giang mai (charce): Loét da nhỏ, khi cọ sát có thể tiết dịch chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai, xuất hiện và lành sau 3 đến 12 tuần ở các vùng:

  • Môi hoặc miệng
  • Dương vật, hậu môn và trực tràng ở nam giới
  • Âm hộ, cổ tử cung, trực tràng và vùng đáy chậu ở phụ nữ

Hạch bạch huyết vùng

Giang mai thứ phát 

Truyền nhiễm

Xảy ra sau vài tuần đến vài tháng sau giai đoạn nguyên phát. Xoắn khuẩn giang mai lúc này đã lan truyền trong máu, gây nên các triệu chứng ở da niêm lan rộng, kèm những tổn thương ở cơ quan khác.


 

Dát hồng ban (đào ban): Cần phân biệt với những dạng hồng ban khác.

Săn giang mai: sẩn ướt, sẩn dạng vảy nến

Viêm hạch nhỏ lan tỏa

Rụng tóc kiểu “rừng thưa”

Sốt

Đau đầu (gợi ý tình trạng viêm màng não)

Giảm thính lực (gợi ý tình trạng viêm tai giữa)

Viêm da giang mai (có tính chất đối xứng, không gây ngứa hay đau)

Âm thầm

Không có triệu chứng, không lây nhiễm. 

Có thể kéo dài không xác định thời gian hoặc sẽ theo sau bởi giang mai giai đoạn cuối. 

Giang mai tiềm tàng giai đoạn đầu (thời gian nhiễm bệnh < 1 năm), đôi khi có tái phát tổn thương do nhiễm trùng


 

Giang mai tiềm tàng muộn (≥ 1 năm), hiếm xảy ra tái phát


 

Tuy không xuất hiện triệu chứng, tuy nhiên xét nghiệm huyết thanh và kháng thể dương tính

Giai đoạn muộn hoặc lan tỏaTriệu chứng; không truyền nhiễm

Giang mai tiền liệt lành tính

Giang mai tim mạch

Thoái hoá ở hệ thần kinh trung ương: Giang mai mạch máu nhỏ, liệt nhẹ, bệnh Tabes…


 



 Giang mai ở dương vật

4. Chẩn đoán bệnh giang mai ở dương vật

Người bệnh được chẩn đoán xác định giang mai khi có kết quả dương tính với 01 xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu (bao gồm cả xét nghiệm nhanh) và 01 xét nghiệm huyết thanh không đặc hiệu. Việc lựa chọn và phối hợp xét nghiệm đặc hiệu và không đặc hiệu phụ thuộc vào sự sẵn có của các xét nghiệm này tại mỗi cơ sở y tế.

Ngoài ra có thể dựa vào các xét nghiệm trực tiếp như kính hiển vi nền đen, xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp và xét nghiệm khuếch đại gen.

Xem cách đọc kết quả xét nghiệm giang mai để biết thêm thông tin.

Giang mai và HIV

Các vết loét sinh dục (loét) do bệnh giang mai gây ra làm cho việc lây truyền và nhiễm HIV qua đường tình dục dễ dàng hơn.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) gây lở loét, chẳng hạn như bệnh giang mai, phá vỡ các rào cản bảo vệ chống nhiễm trùng. Các vết loét sinh dục do bệnh giang mai gây ra có thể dễ chảy máu và khi chúng tiếp xúc với niêm mạc miệng và trực tràng khi quan hệ tình dục, chúng sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm và nhạy cảm với HIV. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cũng là một yếu tố dự báo quan trọng để bị nhiễm HIV, bởi vì các bệnh lây truyền qua đường tình dục là dấu hiệu cho các hành vi liên quan đến lây truyền HIV.

5. Điều trị bệnh giang mai ở dương vật

Khi giang mai càng được chẩn đoán sớm, khả năng điều trị dứt điểm và theo dõi càng đạt hiệu quả cao. Kháng sinh Benzathine penicillin G  sẽ được chỉ định để điều trị cho đa số các trường hợp chẩn đoán giang mai, trong đó có giang mai ở miệng.

Liều điều trị với giang mai là 2,4 triệu đơn vị tiêm bắp (có thể chia liều đôi liều tiêm 2 bên để tránh phản ứng tại chỗ của thuốc). Liều bổ sung Benzathine penicillin G sau 7 đến 14 ngày sẽ được chỉ định nếu bạn đang ở giang mai giai đoạn tiềm ẩn (>1 năm) hoặc không xác định được thời gian.

Với trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Penicillin G (shock phản vệ từ độ II trở lên), kháng sinh thay thế thường là Doxycycline hoặc azithromycin (trường hợp bệnh nhân không mang thai).

Với bạn tình của người nhiễm giang mai, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khi:

  • Có quan hệ tình dục với bệnh nhân trong vòng 90 ngày trước khi họ được chẩn đoán giang mai giai đoạn nguyên phát, ngay cả khi kết quả xét nghiệm âm tính.
  • Trong trường hợp có quan hệ tình dục với bệnh nhân trên 90 ngày, không cần điều trị nếu kết quả xét nghiệm âm tính. Trong trường hợp dương tính, họ sẽ cần điều trị và phân loại theo giai đoạn của bệnh.

6. Phòng ngừa bệnh giang mai ở dương vật

Cách chắc chắn nhất để tránh lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm giang mai, là kiêng quan hệ tình dục hoặc có mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài với bạn tình đã được xét nghiệm và không bị nhiễm bệnh.

Tránh sử dụng rượu và ma túy cũng có thể giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh giang mai, vì những hoạt động này có thể dẫn đến hành vi tình dục nguy hiểm. Điều quan trọng là các bạn tình nên nói chuyện với nhau về tình trạng nhiễm HIV của họ và tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác để có thể thực hiện hành động phòng ngừa.

Đối với những người có hành vi tình dục khiến họ có nguy cơ mắc STDs, việc sử dụng bao cao su nam (và miếng chắn nha khoa khi quan hệ tình dục bằng miệng) đúng cách và nhất quán có thể giúp giảm nguy cơ lây truyền bệnh giang mai. Tuy nhiên, các bệnh loét sinh dục như giang mai lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc "da kề da" từ vết loét mà bao cao su có thể không che được. Việc sử dụng bao cao su nam đúng cách và nhất quán có thể làm giảm nguy cơ lây truyền chỉ khi các khu vực bị nhiễm bệnh hoặc các vị trí có khả năng lây nhiễm được che phủ.

Bao cao su được bôi trơn bằng chất diệt tinh trùng có chứa nonoxynol-9 hoặc N-9 không hiệu quả hơn các loại bao cao su được bôi trơn khác trong việc bảo vệ chống lại sự lây truyền STDs. Dựa trên những phát hiện từ một số nghiên cứu, bản thân N-9 có thể gây ra các tổn thương ở bộ phận sinh dục, tạo ra một điểm xâm nhập cho HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. CDC khuyến nghị không nên sử dụng N-9 làm chất diệt vi khuẩn hoặc chất bôi trơn khi giao hợp qua đường hậu môn.

Rửa bộ phận sinh dục, đi tiểu và/hoặc thụt rửa sau khi quan hệ tình dục không ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả bệnh giang mai. Bất kỳ dịch tiết bất thường, vết loét hoặc phát ban nào, đặc biệt là ở vùng bẹn, nên là dấu hiệu để hạn chế quan hệ tình dục và đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(3 lượt đánh giá).
4.7
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm