lcp

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn: Những điều cần biết

4.5

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Nguyễn Lý Nhật Tâm

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Răng Hàm Mặt

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn là tình trạng hiếm gặp tuy nhiên không hẳn là không xảy ra, cùng Medigo đi tìm giải pháp khắc phục vấn đề này trong bài viết sau

1. Chỉ định nhổ răng khôn khi nào?

Răng số 8 (hay còn có tên gọi là răng khôn) thường phát triển trong độ tuổi từ 17 đến 25, khi cung răng hàm trên-dưới đã phát triển hoàn chỉnh. Với kích thước lớn cùng thời gian phát triển muộn hơn các răng khác, tình trạng răng khôn mọc lệch thường diễn ra, kèm theo các vấn đề răng miệng có thể cần can thiệp y khoa.

dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Sau đây là chỉ định nhổ răng khôn khi:

  • Sâu răng (tooth decays)
  • Bệnh về nướu (viêm nướu hoặc nha chu)
  • Viêm màng ngoài tim (trường hợp mảng bám gây nhiễm trùng quanh răng)
  • Viêm mô tế bào (nhiễm trùng từ lưỡi, má, cổ họng)
  • Áp xe (tích mủ ở mô nướu xung quanh răng khôn)
  • U nang hoặc khối u lành (hiếm gặp)

Với trường hợp bệnh nhân đang mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng vào thời điểm tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần thứ 14 thai kỳ) khi răng khôn có biến chứng, ảnh hưởng lên sản phụ.

Quá trình nhổ răng khôn sẽ tuỳ thuộc vào tình răng khôn có mọc lệch/không mọc lệch, ngầm hay không ngầm để nhổ thông thường hoặc tiểu phẫu. Đa số các trường hợp thường mọc lệch, nha sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu để nhổ dứt điểm.

Quá trình tiểu phẫu bao gồm:

  • Gây tê tại chỗ với thuốc tê, nhằm hạn chế tối đa cảm giác đau khi tiến hành nhổ răng
  • Rạch nướu, dùng kiềm nhổ hoặc cắt tách răng khôn trong trường hợp mọc nghiêng nhiều/mọc ngang. Quy trình lấy răng sẽ trong khoảng 15 đến 20 phút
  • Kiểm tra còn mẫu chân răng, mảnh răng còn sót lại hay không
  • Khâu vết mổ và súc miệng lại

2. Biến chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là tiểu phẫu nha khoa an toàn và được bác sĩ sàng lọc nguy cơ trước khi bệnh nhân được chỉ định. Tuy nhiên, biến chứng nhiễm trùng có thể diễn ra nếu bệnh nhân chưa lưu ý kỹ về cách chăm sóc sau mổ. Trong trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp.

Tình trạng nhiễm trùng thường xảy ra sau 1 đến 2 ngày sau khi nhổ răng khôn, hoặc trễ hơn tuỳ vào sự tiến triển của ổ nhiễm, các triệu chứng có thể gồm:

  • Sưng tấy vết mổ: Sưng là dấu hiệu sinh lý bình thường của cơ thể ở nơi vừa phẫu thuật, tuy nhiên khi tình trạng trên kéo dài trên 24 tiếng, đây có thể báo hiệu cho tình trạng nhiễm trùng tại chỗ.
  • Chảy mủ: Dấu hiệu cho thấy ổ nhiễm trùng đã hình thành
  • Sốt: Khi cơ thể sốt sau khi tiểu phẫu có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng xảy ra
  • Đau kéo dài: Cảm giác đau sau khi nhổ răng sẽ có và  giảm dần trong vòng một hoặc hai ngày. Khi cơn đau vẫn tiếp diễn sau đó, nên kiểm tra lại với nha sĩ
  • Chảy máu: Sau khi nhổ răng, bạn có thể bị chảy máu nhẹ. Nếu tình trạng chảy máu này vẫn tiếp diễn sau đó (sau 1 đến 2 ngày), hãy liên hệ với nha sĩ của bạn.
  • Mùi vị lạ trong miệng: Sau nhổ răng, bạn có thể cảm nhận vị chát hoặc khó chịu trong thời gian ngắn. Khi tình trạng này kéo dài hơn, hãy liên hệ với nha sĩ của 
  • Hôi miệng liên tục: Vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể gây ra tình trạng hôi miệng ở vết mổ, dù bệnh nhân đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
  • Cảm giác khó chịu ở khu vực nhổ răng: Cảm giác ngứa, buốt vùng răng khôn đã nhổ không giảm có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng đang diễn ra.
dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

3. Điều trị nhiễm trùng sau nhổ răng khôn

Với những dấu hiệu như đã đề cập, nha sĩ sẽ chỉ định điều trị vấn đề nhiễm trùng cho bạn; nhằm mục đích hạn chế biến chứng nguy hiểm hơn xảy ra.

Điều trị sẽ bao gồm:

  • Kháng sinh: Chủ yếu là Amoxicillin để diệt trừ vi khuẩn đang sinh sôi
  • Dẫn lưu dịch nhiễm trùng từ vết mổ: Trong trường hợp nhiễm trùng tiến triển, nhiều dịch mủ.
  • Súc họng bằng nước muối: Tăng cường kháng khuẩn
  • Chườm lạnh: Khi vết nhiễm trùng gây sưng, đau quá mức
  • Ăn uống: Hạn chế đồ ăn cay, cứng, nhiều xương, thay vào đó ưu tiên các món mềm, dễ nuốt.
dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Sau tầm 3 đến 4 ngày nha sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng nhiễm trùng ở vết mổ trước khi có chỉ định tiếp theo.

4. Các biến chứng khác 

Bên cạnh vấn đề nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể gặp phải các biến chứng sau đây:

Khô ổ chân răng (Dry Socket)

Biến chứng thường gặp nhất sau khi nhổ răng khôn. Nguyên nhân đến từ việc không hình thành hay biến mất khối máu đông trong ổ chân răng; tình trạng này kéo dài trong 3 đến 5 ngày sau tiểu phẫu.

Một số yếu tố khác có thể gây tình trạng khô ổ chân răng:

  • Hút thuốc ngay sau khi tiểu phẫu
  • Đã có tình trạng này trước đó
  • Trên 25 tuổi
  • Tiểu phẫu lấy răng khó hoặc phức tạp, kéo dài

Nếu bạn có kèm thêm cảm giác khó chịu, mùi vị lạ và đau nhức nhiều hơn sau vài ngày, hãy liên hệ với nha sĩ.

Tổn thương thần kinh

Ít gặp hơn so với khô ổ chân răng, nguyên nhân xuất phát từ tổn thương dây thần kinh sinh ba (trigeminal nerve) trong quá trình tiểu phẩu nhổ răng khôn.

Triệu chứng thường gặp bao gồm đau vùng nhổ răng, tê các vùng lưỡi, môi dưới, cằm, nướu hay các răng bên cạnh. Tổn thương thần kinh nặng có thể khiến cảm giác trên kéo dài hơn, có thể đến vài tháng.

Để hạn chế, nha sĩ sẽ lưu ý về quá trình phẫu thuật để mang ít biến chứng nhất có thể.

Chảy máu

Quá trình phẫu thuật kéo dài hay kỹ thuật tiểu phẫu chưa tốt có thể khiến tình trạng chảy máu sau khi nhổ kéo dài hơn thông thường. 

Nếu bệnh nhân vẫn gặp tình trạng chảy máu kéo dài, bạn cần nên liên hệ với nha sĩ để có cách cầm máu hiệu quả hơn. Trước khi nhổ răng, hãy chắc rằng bạn đã được xét nghiệm máu và tầm soát các vấn đề đông máu trước đó với nha sĩ.

5. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn 

Phản ứng của cơ thể sau khi nhổ răng khôn sẽ tuỳ cơ địa và có phản ứng khác nhau với thuốc tê. Chăm sóc sau mổ được xem như yếu tố hàng đầu giúp vết mổ được hồi phục nhanh chóng. Sau đây là điều nên và không nên làm khi chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn, trong thời gian từ 3 đến 7 ngày hậu phẫu.

NÊN

KHÔNG NÊN

  • Chườm túi đá áp vùng má đã nhổ để hạn chế tình trạng sưng do viêm mỗi ngày.
  • Chuờm ấm, uống nước ấm để dịu đi cơn đau nhức từ vết mổ
  • Nói chậm, nhai chậm, vận động nhẹ nhàng cơ hàm của bạn trong những ngày đầu.
  • Ăn thức ăn mềm như súp, mì, cháo, hũ tiếu sợi. 
  • Uống nhiều nước.
  • Có thể đánh răng vào ngày thứ 2 sau mổ
  • Không đụng, dùng luỡi chạm vào vết nhổ răng.
  • Tuân thủ dùng thuốc bác sĩ đã kê toa để giảm đau hoặc sưng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn bị sốt, hoặc nếu cơn đau hoặc sưng của bạn không cải thiện.


 

  • Hạn chế dùng ống hút để uống nước. Hành động mút sẽ gián tiếp tác động lên vết mổ, gây chảy máu lại và khó lành vết thương hơn.
  • Súc rửa miệng quá mạnh, khiến vết thương khó lành. Nha sĩ sẽ đề nghị bạn súc miệng thật nhẹ nhàng với nước muối với mục đích sát khuẩn.
  • Hạn chế ăn thức ăn cứng, giòn hoặc dính có thể làm trầy xước vết thương. Các món cay nóng cũng nên hạn chế để vết thương mau lành hơn
  • Không hút thuốc vì có thể làm chậm quá trình hồi phục của bạn.


 


 

Nhìn chung, các biến chứng thường gặp ở răng khôn không gây nhiều nguy cơ sức khoẻ. Trước khi tiến hành tiểu phẫu để nhổ răng khôn, hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện ở cơ sở có nha sĩ tay nghề uy tín, khám sàng lọc và xét nghiệm máu/chụp Xquang đầy đủ trước khi được chỉ định. Vấn đề chăm sóc sau mổ cũng cần lưu ý, nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng lẫn các biến chứng có thể gặp như đã đề cập.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(2 lượt đánh giá).
4.5
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm