lcp

Đau răng khôn uống thuốc gì để giảm đau nhanh?

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Đau răng khôn không chỉ khiến chúng ta đau nhức, khó chịu, mà còn gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống vệ sinh răng miệng, nặng hơn có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, mất ngủ. Lúc này, thuốc giảm đau được xem là giải pháp hữu hiệu để giảm cơn đau. Vậy cụ thể, đau răng khôn uống thuốc gì? Cần lưu ý những gì khi uống thuốc đau răng khôn? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết sau.

1. Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn

Trước tiên bạn cần xác định được tình trạng đau răng mình đang gặp có phải là do mọc răng khôn hay không. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn:

  • Phần lợi sưng đỏ: khi răng khôn mọc sẽ làm sưng phần lợi và mô nướu xung quanh.
  • Đau ở phần xương hàm trong cùng: răng khôn mọc sẽ đẩy nướu và chèn ép các răng bên cạnh gây đau nhức. Đặc biệt là khi răng khôn mọc lệch, cơn đau sẽ khó chịu hơn rất nhiều.
  • Sốt nhẹ: đây là một dấu hiệu phổ biến ở giai đoạn đầu mọc răng khôn. Thường hiện tượng sốt chỉ ở mức nhẹ, nhưng cũng tùy thể trạng của từng người và tình trạng mọc răng khôn mà mức độ sốt và thời gian kéo dài sẽ khác nhau.
  • Hàm khó cử động: răng khôn mọc ở vị trí trong cùng, khi hàm đã được cố định nên sẽ gặp tình trạng cứng hàm, khó cử động cơ miệng gây ảnh hưởng đến ăn uống và vệ sinh răng miệng.

2. Tại sao mọc răng khôn lại đau?

Răng khôn là răng hàm số 3, còn được gọi là răng số 8. Răng khôn thường bắt đầu mọc ở độ tuổi từ 17-21 tuổi bằng cách đâm qua nướu để phát triển, gây ra tình trạng đau nhức cho người bệnh. Thêm nữa, răng khôn mọc khi hàm đã được cố định và xương hàm đã cứng nên răng không có đủ không gian để phát triển. Dẫn đến răng khôn chèn ép các răng bên cạnh, răng khôn thể mọc hoàn toàn hoặc mọc lệch làm cho cơn đau trở nên nặng hơn.

đau răng khôn uống thuốc gì

Bên cạnh đó, khi đang trong quá trình mọc răng khôn, nướu cũng yếu hơn, dễ bị rách và tổn thương. Thức ăn dễ bị mắc kẹt trong nướu dẫn đến viêm nướu, nhiễm trùng nướu hoặc răng, áp xe nướu hoặc răng hay u nang răng.

Trong nhiều trường hợp, đau răng khôn có thể tự cải thiện. Tuy nhiên với những trường hợp cơn đau nặng và kéo dài kèm theo nhiều vấn đề sẽ cần có biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y tế. Sử dụng thuốc giảm đau là một biện pháp phổ biến và hiệu quả. Tùy vào tình trạng mà người bệnh tìm hiểu đau răng khôn nên uống gì để hiệu quả tốt nhất.

3. Thuốc giảm đau răng khôn hiệu quả nhanh

Mỗi chiếc răng khôn có thời gian mọc khá lâu, có thể đến vài năm mới mọc hoàn thiện. Nghĩa là cơn đau nhức do mọc răng khôn sẽ lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Vì vậy việc tìm kiếm một loại thuốc đau răng khôn an toàn và hiệu quả sẽ giúp giảm bớt cơn đau đáng kể, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn tham khảo khi tìm hiểu đau răng khôn uống thuốc gì.

đau răng khôn uống thuốc gì

3.1 Gel gây tê

Các loại gel gây tê miệng được sử dụng để bôi trực tiếp lên răng hoặc bề mặt nướu để giảm nhanh cơn đau do mọc răng khôn.

Thành phần chính của các sản phẩm gel gây tê thường là benzocain - hoạt chất gây tê cục bộ theo cơ chế ngăn chặn tín hiệu của các dây thần kinh. Thuốc này có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em với liều lượng khuyến cáo như sau:

  • Người lớn: sử dụng một lượng nhỏ mỗi lần, tối đa 4 lần/ngày và không được dùng liên tục quá 7 ngày.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng theo hướng dẫn riêng của bác sĩ.

3.2 Thuốc giảm đau Spiramy

Thuốc Spiramy là loại thuốc giảm đau răng khôn hiệu quả cho các trường hợp đau nhức nhẹ và hơi sưng (không kèm sốt). Liều dùng 6 viên/ngày, chia đều 3 lần uống.

3.3 Paracetamol

Trường hợp đau nhức răng khôn kèm sốt nên dùng kết hợp thuốc giảm đau paracetamol với một loại thuốc đau răng khôn khác như Spiramy. Hai loại thuốc này có tác dụng tốt trong việc giảm tình trạng đau nhức và sốt do mọc răng khôn. Bạn vẫn sử dụng Spiramy với liều dùng như trên kèm theo 3 viên Paracetamol chia đều 3 bữa một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

đau răng khôn uống thuốc gì

3.4 Thuốc giảm đau Ibuprofen

Thuốc ibuprofen là lựa chọn phù hợp cho câu hỏi đau răng khôn uống thuốc gì khi tình trạng đau răng khôn nặng và sưng, nhức nhiều. Bạn nên uống từ 1-2 viên/lần, 3 lần/ngày. Thuốc này hiện đang được bán khá phổ biến tại các hiệu thuốc nên rất dễ mua.

4. Khi nào bạn cần nhổ răng khôn?

Răng khôn mọc ở vị trí sâu trong hàm, không thuận lợi cho việc vệ sinh và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hơn nữa còn có nhiều trường hợp mọc lệch gây nhiều hệ quả. Vì vậy cần xem xét khi nào cần nhổ răng khôn:

  • Khi răng khôn mọc gây các biến chứng như nhức, sưng, đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
  • Răng khôn chưa biến chứng nhưng có khe giữa răng khôn với răng lân cận thường xuyên bị giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên nhổ đi để tránh các biến chứng về sau.
  • Khi răng khôn mọc thẳng một cách thuận lợi nhưng không có răng đối diện ăn khớp khiến răng khôn này trồi cao lên hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn, lở viêm nướu thì cũng nên nhổ bỏ,
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng có hình dạng bất thượng, dễ bị giắt thức ăn, tương lai dễ bị viêm nha chu hoặc sâu răng cũng nên nhổ bỏ.
  • Răng khôn bị sâu hoặc có bệnh nha chu cũng cần nhổ bỏ.

đau răng khôn uống thuốc gì

Nếu bạn đang phân vân không biết nhổ răng khôn bao nhiêu tiền và nhổ ở đâu uy tín, thì có thể tham khảo bảng báo giá và dịch vụ nhổ răng khôn tại Nha khoa thẩm mỹ Bedental. Với đội ngũ y, bác sĩ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị tân tiến, công nghệ hiện đại, bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề đau nhức trong quá trình phẫu thuật cũng như đảm bảo không xuất hiện các di chứng sau khi nhổ bỏ răng khôn.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về vấn đề đau răng khôn và giải đáp thắc mắc đau răng khôn uống thuốc gì. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm lựa chọn thuốc giảm đau phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên trong trường hợp răng khôn sưng viêm và đau nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Đánh giá bài viết này

(4 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm