lcp

Melamin là gì? Vai trò của Melanin đối với sức khỏe da

4.7

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Phạm Thị Ngọc Dung

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Melanin là cái tên quyết định sắc tố của da, tóc và màu mắt mà nhiều người từng nghe đến. Tuy nhiên tùy thuộc vào lượng melanin mà cơ thể tiết ra thì mỗi người sẽ có những sắc tố khác nhau. Sự khác biệt này đến từ gen di truyền cũng như nhiều yếu tố khác. Hãy cùng MEDIGO tìm hiểu về lợi ích và vai trò của Melanin đối với làn da qua bài viết này nhé.

1. Các hình thức của Melanin

Theo nghiên cứu, Melanin ở con người tồn tại dưới 3 hình thức, bao gồm: eumelanin, pheomelanin và neuromelanin.

Eumelanin và pheomelanin nằm ở lớp biểu bì của da, còn neuromelanin tồn tại trong não bộ. Eumelanin và pheomelanin sẽ được sản xuất từ các tế bào biểu bì tạo hắc tố melanocytes. Chúng phản ứng với ánh nắng mặt trời, melanocytes sẽ tăng tiết melanin để bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương bởi tia cực tím.

Tế bào biểu bì tạo hắc tố sản xuất melanin ở lớp hạ bì, sau đó keratinocytes mang melanin lên trên bề mặt da. Mỗi người sẽ có lượng tế bào melanocytes giống nhau, nhưng khả năng tiết ra melanin thì khác nhau. Nếu tế bào melanocytes càng tạo nhiều melanin thì màu tóc, da, và màu mắt sẽ càng tối màu hơn.

2. Vai trò của Melanin

Melanin về cơ bản có chức năng sinh học chính là quyết định màu sắc cho mái tóc, màu mắt và làn da. Vai trò của nó giống như một hình thức phản ứng để bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời.

Mỗi người có sắc tố màu da hay tóc khác nhau là bởi ảnh hưởng của tỷ lệ eumelanin và pheomelanin được tế bào tạo hắc tố tiết ra. Cụ thể, pheomelanin có vai trò trong việc điều chỉnh màu sắc hồng của các vùng da nhạy cảm như môi, âm đạo, núm vú, dương vật.

melanin

Melanin đóng vai trò quan trọng quyết định màu sắc của da, tóc, mắt

Còn làn da toàn cơ thể có màu sắc đậm (đen) hay nhạt (trắng) là do tỷ lệ các thành phần melanin dưới da quyết định. Ngoài ra, màu tóc khác nhau cũng là kết quả của tỷ lệ giữa các dạng melanin, cụ thể như:

  • Màu tóc đen: Được hình thành do chứa lượng lớn eumelanin. 
  • Màu tóc nâu: Chứa lượng vừa phải eumelanin, tỷ lệ tương đối cân bằng.
  • Màu tóc vàng: Có rất ít eumelanin được sản xuất ra.
  • Màu tóc đỏ: Là do sản xuất rất nhiều pheomelanin, chỉ có một số ít eumelanin.

3. Lợi ích của Melanin đối với chúng ta

Bên cạnh vai trò như nêu trên, melanin còn đem lại nhiều lợi ích mà chúng ta thường bỏ qua như:

3.1 Bảo vệ khỏi tác hại của tia UV

Melanin cực kỳ nhạy cảm và là chất hấp thụ tia cực tím, giúp phản ứng lại khi có tác động của tia UV lên làn da. Từ đó bảo vệ cơ thể khỏi tác động của ánh nắng tới những bộ phận bên trong quan trọng của cơ thể. 

Theo các nghiên cứu, chỉ có Eumelanin là có tác dụng bảo vệ da trước tia UV, pheomelanin thì không có khả năng này. Vì thế những người có mái tóc màu đen nâu đậm thường ít tổn thương do ánh nắng hơn là người có màu tóc đỏ hoặc vàng với làn da sáng màu.

melanin

Melanin bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng từ nắng mặt trời

3.2 Chống oxy hóa

Một nghiên cứu cho thấy rằng melanin có khả năng chống lại phản ứng tích tụ ROS – một quá trình gây stress oxy hóa và tổn thương trong tế bào. Melanin sẽ hấp thụ và ngăn ngừa ROS hình thành trong quá trình tia cực tím gây ra oxy hóa trên làn da.

3.3 Lợi ích khác 

Một vài nghiên cứu cho rằng melanin còn có khả năng giúp giảm tình trạng viêm, ngăn sự tổn thương từ viêm ruột hay viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó còn ngăn gan bị tổn thương và giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.

4. Yếu tố ảnh hưởng tới mức độ melanin của da

Mỗi người có lượng melanin trong da khác nhau và được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, trong đó di truyền là yếu tố chủ đạo. Nếu ba mẹ và gia đình bạn có gen da sẫm và tóc đen thì khi sinh ra bạn cũng thừa hưởng những đặc điểm này, và ngược lại với da trắng hay da vàng.

Sự khác biệt về tỷ lệ eumelanin so với pheomelanin cũng như sự phân bố của tế bào hắc tố melanosome cũng ảnh hưởng tới mức độ melanin trong da. Những người có tế bào hắc tố thường là cụm gồm hai hay ba melanosome sẽ thường có làn da sáng màu hơn, còn các melanosome riêng lẻ sẽ có ở người làn da sẫm màu.

melanin

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ melanin

Bên cạnh đó, mức độ melanin của da còn được quyết định bởi các yếu tố khác như:

  • Độ tuổi và loại da.
  • Mức độ tiếp xúc với tia cực tím.
  • Tình trạng đặc biệt trên da như viêm.
  • Hormone có sự thay đổi.

Tất cả những điều này đều ảnh hưởng tới melanin được tiết ra nhiều hay ít và quyết định sắc tố của da.

5. Tình trạng tăng sắc tố có thể điều chỉnh được không?

Khi cơ thể sản xuất ra quá nhiều melanin khiến tế bào hắc tố bị dư thừa, chúng được gọi là hiện tượng tăng sắc tố. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân như bị cháy nắng, do nhiễm sắc tố sắt từ thực phẩm, do bệnh lý Addison hoặc phụ nữ trong thai kỳ hormone thay đổi.

6. Có thể hạn chế tăng sắc tố không?

Hiện tại có khá nhiều phương pháp ngoài da tại chỗ để xử lý tình trạng tăng sắc tố. Trước tiên là bôi kem chống nắng có chỉ số SPF cao từ 50 trở lên để ngăn ngừa những ảnh hưởng của tia UV lên làn da.

Còn nếu tăng sắc tố gây ảnh hưởng đến làn da, làm mất thẩm mỹ hoặc muốn cải thiện màu da thì có thể sử dụng các hợp chất có chứa thành phần làm sáng như: Hydroquinone, retinoid, corticosteroid, axit azelaic, axit L-ascorbic, axit glycolic... Tuy nhiên trước khi dùng bất kỳ thành phần nào trên da cần được tham khảo từ bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn cho làn da.

melanin

Các biện pháp giúp ngăn tình trạng tăng sắc tố

7. Giảm sắc tố có thể thay đổi như nào?

Ngược lại với tăng sắc tố thì tình trạng giảm sắc tố khiến màu da, tóc, màu mắt trở nên sắc hơn. Các ví dụ cụ thể cho trường hợp bị giảm sắc tố thường thấy đó là bệnh bạch tạng và bạch biến. 

Bạch biến là hiện tượng các mảng da có màu sáng hơn những vùng khác do bị mất tế bào hắc tố. Còn bạch tạng là tính trạng di truyền khiến sắc tố melanin có rất ít và làm màu da, tóc và mắt có màu trắng sáng.

8. Muốn tăng lượng melanin có được không?

Trên thực tế không có cách nào phù hợp để tăng mức độ melanin cho da một cách an toàn. Đối với người bị bạch biến có thể kết hợp sử dụng kem chống nắng phổ rộng với liệu pháp quang học để cải thiện.

Những người yêu thích làn da nâu sẫm màu nhưng gốc da ban đầu sáng màu thường chọn cách tắm nắng hoặc chiếu đèn để có làn da rám nắng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo cách làm này có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da và không tốt cho làn da.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa từ thực phẩm có khả năng giúp tăng lượng melanin trong da nhờ khả năng hình thành hắc tố thông qua quá trình oxy hóa. Một vài thực phẩm giúp chống oxy hóa và tăng lượng melanin gồm: Tỏi, ớt đỏ, quế, lá nguyệt quế, lựu...

Tóm lại, Melanin là chất tạo nên sắc tố trên da, tóc và màu mắt của chúng ta. Tỷ lệ và số lượng tế bào hắc tố melanin quyết định tới lượng melanin được hiện diện. Để tăng hay giảm mức độ melanin cần có sự tham vấn từ chuyên gia da liễu.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(12 lượt đánh giá).
4.7
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm