lcp

Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

4.7

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Những vấn đề có thể gặp phải khi ăn khoai tây đã mọc mầm.

Tại sao không nên ăn khoai tây mọc mầm?

Khoai tây chứa solanine và chaconine, hai hợp chất glycoalkaloid tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác, bao gồm cà tímcà chua (1). Với một lượng nhỏ, glycoalkaloid có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, có đặc tính kháng sinh, hỗ trợ tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, có tác dụng hạ đường huyết và giảm cholesterol.

Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều thì rất có hại cho cơ thể (1, 2). khoai tây mọc mầm khiến hàm lượng glycoalkaloid tăng lên, và ăn khoai tây mọc mầm tức là cơ thể phải tiêu thụ nhiều glycoalkaloid. Với liều lượng thấp, có thể dẫn đến một số triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Nếu liều lượng lớn hơn, sẽ gây ra tình trạng huyết áp thấp, mạch đập nhanh, sốt, đau đầu, lú lẫn và thậm chí tử vong (1, 2).

Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy phụ nữ mang thai ăn khoai tây mọc mầm có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh (3, 4).

khoai tây mọc mầm có ăn được không

Có thể loại bỏ chất độc từ khoai tây mọc mầm hay không?

Glycoalkaloid thường tập trung nhiều ở lá, hoa và mầm khoai tây. Nảy mầm, vỏ chuyển màu xanh và có vị đắng là ba dấu hiệu cho thấy hàm lượng glycoalkaloid đã tăng lên đáng kể (1). Do đó, cắt hết các mầm cây, gọt vỏ xanh và các phần bị thâm tím sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm độc. Hơn nữa, chiên khoai tây cũng giúp giảm lượng glycoalkaloid (1, 5).

Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa có kết luận chắc chắn rằng gọt vỏ, cắt bỏ mầm hoặc chiên khoai tây giúp loại bỏ hoàn toàn độc tố trong khoai tây mọc mầm. Vì vậy, bạn vẫn nên hạn chế ăn khoai tây đã mọc mầm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Và hầu hết các tổ chức y tế luôn khuyến cáo bạn bỏ những củ khoai đã mọc mầm hoặc chuyển màu xanh để tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh lý không mong muốn (6).

Cách giữ cho khoai tây không mọc mầm

Hầu hết chúng ta không biết cách bảo quản khoai tây nên dẫn đến hiện tượng nảy mầm. Phần lớn là do thói quen tích trữ quá nhiều trong thời gian dài mà chưa thực sự cần dùng. Bạn chỉ nên mua một số lượng hợp lý, vừa đủ dùng theo như nhu cầu sử dụng của gia đình, hạn chế để khoai tây ở nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì rất dễ nảy mầm.

Ngoài ra, nếu phát hiện củ khoai nào bị hư hỏng hoặc đã nảy mầm, bạn nên để riêng ra với phần chưa bị và giữ những củ còn lại ở nơi khô ráo, thoáng mát để giảm khả năng mọc mầm (7).

Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng không nên bảo quản khoai tây chung với hành tây. Đó là bởi vì hành tây rất nhanh nảy mầm, và sẽ khiến quá trình mọc mầm của khoai tây diễn ra nhanh hơn. Dù hiện tại chưa có bằng chứng khoa học chứng minh cho điều này nhưng bạn có thể lưu ý để bảo quản khoai tây tốt hơn.

Như vậy, ăn phải khoai tây mọc mầm khiến cơ thể dung nạp quá nhiều hợp chất glycoalkaloid độc hại, có tên là solanine và chaconine. Những chất này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của bạn, gây ra nhiều vấn đề như nôn mửa, tiêu chảy, dốt, lú lẫn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc thậm chí là tử vong. Dù gọt bỏ vỏ của khoai tây có thể làm giảm lượng glycoalkaloid nhưng vẫn chưa có nghiên cứu khẳng định chắc chắn điều này, và để an toàn, bạn không nên ăn khoai tây nảy mầm, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.


Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết này

(11 lượt đánh giá).
4.7
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm