lcp

Top 5 thuốc giảm đau răng cho trẻ em an toàn và hiệu quả

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Để giảm đau răng cho trẻ em, có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn (OTC) hoặc thuốc kê đơn. Xem ngay top 5 thuốc giảm đau răng cho trẻ an toàn

1. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị đau răng

Khi trẻ bị sâu răng, ba mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám và đánh giá. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định xử trí cho phù hợp.

thuốc giảm đau răng cho trẻ em

Khi trẻ bị sâu răng, ba mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa khám

  • Đối với trường hợp trẻ có răng chớm sâu, mới xuất hiện những vết màu trắng, chưa hình thành lỗ sâu, thì sẽ sử dụng biện pháp tái khoáng, tức là dùng các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào chỗ răng sâu.
  • Trường hợp sâu răng nặng hơn, nghĩa là răng của trẻ đã hình thành nên những lỗ sâu màu đen, gây đau nhức dữ dội, cũng như gây vỡ mẻ răng, nha sĩ sẽ thăm khám xem tình trạng này có lan tới tủy hay không, nếu tủy bị viêm nhiễm thì cần điều trị nội nha, trước tiên nhằm bảo tồn răng, sau đó mới tiến hành trám.
  • Trong một số trường hợp khi răng sâu đã ở mức nghiêm trọng, gây viêm tủy cấp, áp xe xương ổ răng, các bác sĩ sẽ cân nhắc nhổ răng sâu cho trẻ để tránh biến chứng, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Việc bảo tồn hay nhổ răng sữa bị sún là rất quan trọng vì nếu nhổ răng sữa quá sớm răng vĩnh viễn số 6 sẽ mọc về phía trước, chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.

2. Khi nào cần dùng thuốc giảm đau răng cho bé

Đau răng có thể làm xuất hiện hoặc tăng cảm giác đau đầu, đau hai bên thái dương. Khi cơn đau xuất hiện, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, ăn uống, giấc ngủ, có thể cho bé dùng các thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau tạm thời khi chưa thể đi khám. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất và an toàn nhất vẫn là đưa trẻ đi khám nha sĩ sớm nhất có thể. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn tại nhà khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ chỉ là giải pháp tạm thời.

thuốc giảm đau răng cho trẻ em

Có thể cho bé dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau tạm thời khi chưa thể đi khám

Đối với trường hợp trẻ em bị sâu răng nặng hay các bệnh lý nghiêm trọng khác về răng, các nha sĩ có thể sẽ kê đơn các thuốc giảm đau kết hợp, thuốc giảm đau dùng toàn thân, thuốc giảm đau chứa kháng sinh.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm đau răng cho trẻ, các phụ huynh cũng có thể áp dụng một số biện pháp giúp làm giảm đau răng không dùng thuốc như:

  • Dùng nước súc miệng là một cách làm giảm đau răng vô cùng hiệu quả bởi sau khi súc miệng với sẽ giúp loại bỏ đi thức ăn còn sót lại tại khoang miệng. Điều đó giúp giảm nguy cơ vi khuẩn tích tụ, tăng sinh rồi tấn công răng miệng gây ra tình trạng đau nhức. Hơn nữa, một số nước súc miệng hiện nay còn có chất kháng khuẩn, hỗ trợ giảm đau răng rất tốt.
  • Cho trẻ em ngậm nước muối thường xuyên hơn để sát trùng, giảm đau do sâu răng. Các thành phần sát trùng tự nhiên trong muối sẽ giúp giảm nhiễm trùng, giảm đau, viêm nhiễm từ các khu vực răng bị ảnh hưởng.
  • Dùng nước chanh tươi nhỏ vào chỗ răng đau do sâu răng của trẻ cũng giúp giảm bớt cảm giác đau và sát trùng nhẹ. Các chất axit tự nhiên có trong chanh sẽ ngăn chặn, hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
  • Chườm đá lạnh tại má ngoài vị trí đau răng sẽ cải thiện đáng kể triệu chứng đau nhức răng ở trẻ em. Hãy lấy 1 cục đá nhỏ bọc vào khăn mềm chườm lên vùng má ngoài ở chỗ răng bị đau. Khi đó, nhiệt độ sẽ làm tê dây thần kinh và giúp giảm đau. Lưu ý, để tránh bỏng lạnh, không nên chườm đá cho con liên tục quá 20 phút/lần.

3. Top 5 thuốc giảm đau răng cho trẻ em

3.1 Thuốc giảm đau Paracetamol

thuốc giảm đau răng cho trẻ em

Thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol Imex 325mg

Paracetamol là thuốc giảm đau không kê đơn được biết đến và sử dụng rộng rãi để giảm đau và hạ sốt, thuốc không có hoạt tính kháng viêm, dùng được cho trẻ nhỏ. Vì vậy Paracetamol là lựa chọn phổ biến và hay gặp nhất khi trẻ bị đau răng.

Đối với trẻ từ 6 - 11 tuổi, nên cho trẻ uống 10 - 15 mg/kg/lần, các lần uống cách nhau 4 - 6 giờ. Với trẻ trên 11 tuổi, uống 325 mg - 650 mg/lần, mỗi 4 - 6 giờ uống 1 lần và không uống quá 4000mg/ngày.

Paracetamol có ưu điểm so với các thuốc giảm đau NSAIDs là không gây ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa hay tim mạch, an toàn khi dùng cho trẻ em. Tuy nhiên, paracetamol có nhược điểm về liều dùng nên cần lưu ý tần suất sử dụng Paracetamol cho trẻ em để tránh ngộ độc thuốc gây các tình huống nguy hiểm.

3.2 Thuốc giảm đau Ibuprofen

thuốc giảm đau răng cho trẻ em

Siro giảm đau, hạ sốt A.T Ibuprofen

Ibuprofen là một trong số những loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid điển hình hiện nay, có thể sử dụng trên cả người lớn và trẻ nhỏ. Ibuprofen chuyên dùng cho các trường hợp đau nhức răng dữ dội kèm theo ê buốt, sưng tấy. Siro giảm đau, hạ sốt A.T ibuprofen dùng được cho trẻ em kể cả trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi.

Siro giảm đau, hạ sốt A.T Ibuprofen ngoài tác dụng giảm đau, còn giúp bổ sung kháng viêm, loại bỏ cảm giác khó chịu và thuốc có ít tác dụng phụ. Sản phẩm được bào chế dưới dạng siro có vị ngọt, dễ uống, che giấu mùi khó chịu của dược chất, dễ sử dụng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh các ưu điểm trên, Ibuprofen còn có một số nhược điểm cần lưu ý như nếu sử dụng thời gian dài có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

3.3 Thuốc đau răng cho trẻ em Naphacogyl

thuốc giảm đau răng cho trẻ em

Thuốc đau răng cho trẻ em Naphacogyl

Naphacogyl là một trong những loại thuốc kháng sinh thường được kê đơn trong các trường hợp điều trị nhiễm trùng răng miệng cho bé. Thuốc đau răng Naphacogyl dùng được cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên, với liều lượng tùy theo độ tuổi của bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

Naphacogyl có ưu điểm vừa giảm đau vừa giúp đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mãn tính. Đặc biệt, nó có hiệu quả với cả các trường hợp nghiêm trọng về răng miệng cho trẻ như áp-xe răng, viêm nha chu, viêm dưới hàm, viêm tuyến mang tai, phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc giảm đau răng Naphacogyl là nếu dùng thường xuyên có thể gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu, dị ứng,... nhưng khi ngừng uống thuốc thì những tình trạng trên cũng không còn. Vì vậy cần cho trẻ sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi tình trạng của trẻ sau khi dùng thuốc để được xử trí kịp thời.

3.4 Gel giảm đau răng Zytee-RB 

thuốc giảm đau răng cho trẻ em

Gel bôi giảm đau răng, lưỡi, viêm miệng Zytee-RB

Thuốc Zytee-RB là một loại thuốc kháng viêm, giảm đau được bào chế ở dạng gel bôi, được chỉ định trong các trường hợp bị đau răng, đau do kích ứng răng giả hay dụng cụ niềng răng, mọc răng ở trẻ em, viêm loét miệng, nhiệt miệng. 

Gel bôi giảm đau răng Zytee-RB an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ, kể cả trẻ đang mọc răng. Cách sử dụng thuốc đơn giản, chỉ cần nhỏ một hay hai giọt keo thuốc lên đầu ngón tay trỏ và chấm xoa nhẹ lên vùng bị tổn thương, có thể lặp lại mỗi 3-4 giờ một lần nếu cần.

3.5 Thuốc chấm đau răng Dentanalgi

thuốc giảm đau răng cho trẻ em

Thuốc chấm đau răng Dentanalgi

Thuốc chấm đau răng Dentanalgi là một sản phẩm cồn trị đau răng, với thành phần chính là thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ sát khuẩn và giảm đau nhanh. 

Thuốc chấm đau răng Dentanalgi được dùng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên. Cách dùng thuốc đơn giản, khi dùng chỉ cần tẩm thuốc vào bông sạch và đặt vị trí đau từ 3 – 4 lần/ngày để điều trị đau răng. 

Thuốc Dentanalgi có ưu điểm là lành tính và gần như không có tác dụng phụ. Ngoài ra, trong Dentanalgi chứa thành phần gây tê nên làm giảm các cơn đau răng một cách nhanh chóng, hiệu quả giảm đau gần như ngay lập tức.

Tuy nhiên, do được bào chế dạng cồn nên Dentanalgi có vị cay chát, thời gian tác dụng ngắn, hiệu quả giảm đau kéo dài trong vòng 1,5 - 2 giờ. Quá lạm dụng thuốc sẽ dễ gây kích ứng cho niêm mạc miệng. Thuốc chấm đau răng Dentanalgi không được sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao hoặc bị động kinh.

4. Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng cho trẻ em

Sau đây là một số điều mà bạn cần phải lưu ý trước khi sử dụng thuốc giảm đau răng:

Về liều lượng:

  • Sử dụng thuốc giảm đau răng không nên quá liều hoặc sử dụng lâu dài mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  •  Trẻ bị dị ứng với thành phần của thuốc giảm đau răng nên tránh sử dụng. Và liên hệ với bác sĩ để tìm kiếm các phương pháp giảm đau khác.
  • Những trẻ đang sử dụng thuốc khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau răng để tránh xung đột thuốc và gây hại cho sức khỏe.

Về cách dùng:

  • Không nên lạm dụng hay sử dụng thuốc giảm đau răng bừa bãi. Bởi việc lạm dùng có thể gây nhờn thuốc. Và lâu dần thuốc sẽ không có tác dụng giảm đau nữa.
  • Tác dụng của thuốc giảm đau sẽ bị suy giảm, không phát huy được tối đa hiệu quả nếu người dùng vệ sinh răng miệng kém hoặc dùng các chất kích thích.
  • Bên cạnh vệ sinh răng miệng định kỳ, để tăng hiệu quả của thuốc giảm đau, có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa miệng trước khi sử dụng thuốc.

Về mục đích sử dụng:

  •  Không sử dụng thuốc giảm đau răng để tự chữa trị các vấn đề nha khoa phức tạp. Cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách. 

Medigo app vừa chia sẻ về một số loại thuốc giảm đau răng hiệu quả và an toàn cho trẻ em. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin cần thiết để lựa chọn loại thuốc tốt nhất khi trẻ nhỏ trong nhà bị đau răng.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(5 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm