lcp

Mang thai 4 tuần đầu uống thuốc kháng sinh có sao không?

4.7

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Lỡ sử dụng thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần đầu thì có gặp vấn đề gì không? Cùng Bác sĩ của Medigo giải đáp trong bài viết sau

1. Nguyên tắc dùng thuốc cho mẹ bầu mang thai tháng đầu

Trên thực tế, đa số mẹ bầu phát hiện rằng mình có thai từ sau khi thai nhi sắp sửa 5 tuần tuổi. Tuổi thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ “dâu” (kinh nguyệt) gần nhất.

Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu) là thời gian tạo hình thai nhi, những bộ phận riêng, thời gian phát triển các cơ quan quan trọng như não. Do đó uống kháng sinh trong giai đoạn này cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

uống thuốc kháng sinh khi mang thai 4 tuần

Mẹ bầu là đối tượng cần cực kỳ thận trọng khi sử dụng thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh.

Thai phụ không nên sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, từ khi rụng trứng tới khi có kinh nguyệt trở lại, phụ nữ cũng nên tránh dùng kháng sinh bởi đây là giai đoạn có khả năng thụ thai tới khi sinh em bé xong. Một số loại thuốc tích lũy và đào thải chậm, nên có thể lưu lại trong cơ thể. Để tránh ảnh hưởng xấu tới thai nhi, cần hạn chế sử dụng tối đa thuốc.

Do hạn chế sử dụng thuốc nên bà bầu có thể tham khảo một số phương pháp điều trị không dùng thuốc, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé mà vẫn có tác dụng điều trị. Ví dụ như nếu mẹ bị táo bón, nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước thay vì thuốc nhuận tràng; người bị đau đầu có thể chọn massage, thư giãn đầu óc thay vì thuốc giảm đau các loại. Bởi, một số loại thuốc an toàn với phụ nữ đang trong thời gian mang bầu, nhưng hạn chế sử dụng vẫn tốt hơn.

Trong trường hợp bệnh bắt buộc phải tìm đến thuốc, mẹ nên nghe theo bác sĩ, dùng thuốc theo chỉ định. Bác sĩ sản sẽ cân nhắc mức độ ảnh hưởng của thuốc tới thai nhi để xem xét đưa ra đơn thuốc cũng như chế độ sinh hoạt phù hợp nhất, với liều lượng sử dụng thuốc thấp nhất trong thời gian ngắn nhất, hạn chế tối đa nguy cơ gây hại mà thuốc có thể gây ra với bào thai.

Nếu lỡ uống thuốc kháng sinh trước khi biết mình mang thai, mẹ nên bình tĩnh, liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và thăm khám kịp thời.

2. Các loại thuốc kháng sinh chống chỉ định cho mẹ bầu

Các thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, nếu lạm dụng kháng sinh, sử dụng không đúng cách có thể gây kháng kháng sinh, cản trở việc phòng ngừa bệnh tật của cơ thể, làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi.

Bên cạnh nhóm kháng sinh Beta - lactam (Penicillin, Cephalosporin, Carbapenem, Monobactam, chất ức chế Beta lactamase) và Macrolid (gồm Erythromycin, Azithromycin, Oleandomycin, Spiramycin,...) được xem là an toàn với liều sử dụng bình thường dành cho mẹ bầu, danh sách các loại thuốc kháng sinh chống chỉ định cho mẹ bầu dưới đây:

2.1 Kháng sinh nhóm Cyclin ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng và xương em bé

  • Cyclin thế hệ I: đại diện Tetracyclin, Clotetracyclin, Demecyclin, Oxytetracyclin 
  • Cyclin thế hệ II; đại diện Demeclocyclin, Methacyclin, Doxycyclin

Sử dụng Cyclin ở phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ làm suy yếu men răng, hỏng men răng, vàng răng, ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, gây giòn xương dễ gãy đặc biệt ở giai đoạn từ tháng thứ 5 trở đi, bé dưới 8 tuổi. 

uống thuốc kháng sinh khi mang thai 2 tuần

Tetracyclin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cyclin được sử dụng rộng rãi, nhưng chống chỉ định đối với mẹ bầu.

2.2 Nhóm Aminoglycosid gây ảnh hưởng xấu tới thính giác

Một số thuốc kháng sinh Aminoglycosid bao gồm Gentamicin, Streptomycin, Tobramycin, Netilmicin, Amikacin, Kanamycin.

Kháng sinh nhóm Aminoglycosid có thể gây điếc bẩm sinh cho thai nhi do hư hại dây thần kinh thính giác.

Nhóm kháng sinh này đã được chứng minh gây độc trên thận và thính giác ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Phụ nữ tuyệt đối không nên sử dụng nhóm thuốc này trong thời kỳ mang thai, hoặc đang có ý định mang thai. Thuốc có thể xâm nhập qua hàng rào nhau thai rất nhanh, phát hủy dây thần kinh thính giác của thai nhi và hậu quả nặng nề nhất là gây điếc bẩm sinh.

2.3 Kháng sinh nhóm Quinolon gây tổn thương sụn

Các thế hệ kháng sinh Quinolon:

  • Thế hệ I: Acid nalidixic, Cinoxacin
  • Thế hệ II: Ciprofloxacin, Enoxacin, Lomefloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin
  • ​Thế hệ III: Levofloxacin, Moxifloxacin, Sparfloxacin
  • ​Thế hệ IV: Trovafloxacin

Kháng sinh Quinolon có hiệu quả điều trị cao với các vi khuẩn đường tiết niệu - nhiễm trùng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nhóm kháng sinh này lại có nguy cơ rối loạn sự phát triển xương sụn ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nếu mẹ đang mang bầu dùng Quinolon, nồng độ kháng sinh trong cơ thể trẻ sẽ tăng lên, làm xương và sụn của bé không phát triển được, thậm chí có thể gây đứt gân ngón chân. Đối với trẻ em dưới 10 tuổi sử dụng thuốc cũng có thể gây ra hậu quả tương tự vì tác hại của Quinolon trên xương sụn không thay đổi. Đồng thời Quinolon cũng tiềm ẩn nguy cơ tổn thương khớp và dây thần kinh ở mẹ bầu. 

Theo Healthline - trang chăm sóc sức khỏe nổi tiếng của Mỹ, một nghiên cứu vào năm 2007 cũng chỉ ra rằng Fluoroquinolon cũng có thể tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.

2.4 Nhóm Sulfonamid - Trimethoprim gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Sulfonamid cũng được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu, một số đại diện như Hấp thu nhanh, thải trừ nhanh bao gồm Sulfadiazin, Sufaguanidin, Sulfamethoxazol, Salazosulfapyridin.Tuy nhiên, Sulfonamid có nguy cơ gây vàng da ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nếu người mẹ sử dụng kháng sinh này trong thời kì mang thai. Đồng thời thuốc này cũng bị nghi ngờ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ như hở hàm ếch, bàn chân khoèo, dị tật ống thần kinh. Chống chỉ định sử dụng kháng sinh nhóm Sulfonamid đối với người đang mang thai, người đang có ý định mang thai, đang trong thời gian cho con bú và trẻ dưới 2 tháng tuổi. Thuốc sẽ làm tăng nồng độ Bilirubin không liên hợp trong máu, tăng nguy cơ mắc vàng da nhân (tổn thương não do lắng đọng Bilirubin không liên hợp tại nhân thân và hạch nền).

Biseptol là thuốc kháng sinh chứa thành phần chính là Sulfamethoxazol và Trimethoprim có tác dụng đối với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, tiêu chảy nặng, ngộ độc thực phẩm. Và cũng như các kháng sinh nhóm Sulfonamid khác, thuốc chứa thành phần Sulfamethoxazol, điển hình là Biseptol cũng gây vàng da ở trẻ, đặc biệt thuốc này còn làm mẹ bầu thiếu máu nặng, dẫn tới thai nhi thiếu dinh dưỡng. 

uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần

Biseptol là thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi, nhưng chống chỉ định với người đang mang bầu.

2.5 Thuốc chống nấm Ketoconazol không an toàn đối với thai nhi khi dùng liều cao

Ketoconazol có tính kháng nấm phổ rộng, được xếp vào nhóm C đối với mẹ bầu (thuốc có nguy cơ ảnh hưởng tới bào thai, chưa có bằng chứng trên người) kể từ khi thuốc được phát minh ra năm 1976 và được sử dụng rộng rãi năm 1981

Tuy nhiên mới gần đây, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã cảnh báo nguy cơ đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai: Dùng Ketoconazol liều cao (400-800mg/ngày) gây dị tật bẩm sinh. Các khuyết tật có thể xảy ra bao gồm lệch xương đùi, dài xương, đầu ngắn, mặt dị dạng, tim bẩm sinh, cứng khớp, vòm sọ thai nhi phát triển không bình thường. Dựa vào đó, FDA xếp thuốc này vào nhóm D đối với mẹ bầu (thuốc chắc chắn có nguy cơ đối với phụ nữ có thai). Nguy cơ này không xảy ra đối với người dùng thuốc ketoconazol để trị viêm âm đạo với liều duy nhất 150mg/ngày, nhưng để tránh một sai sót nhỏ nào dẫn tới thai nhi không an toàn, mẹ bầu nên tránh sử dụng thuốc.

Do đó không dùng thuốc này trong trong thời kỳ mang thai (đặc biệt phụ nữ ở tam cá nguyệt đầu tiên), trừ trường hợp nghiêm trọng được bác sĩ xem xét kỹ lưỡng và chỉ định. Nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ và trường hợp đe dọa tính mạng hoặc bệnh nghiêm trọng mà các thuốc an toàn hơn với thai nhi không có tác dụng điều trị.

3. Uống thuốc kháng sinh rồi mới phát hiện mang thai có nguy hiểm không?

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp tránh thai an toàn, hoặc lời khuyên thử thai khi phải điều trị với kháng sinh. Điều đầu tiên khi có ý định mang thai là bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định, đây cũng là nguyên tắc đầu tiên khi uống kháng sinh lúc đang mang thai. Đừng quá lo lắng khi uống kháng sinh rồi mới phát hiện có thai. 

Nếu lỡ trường hợp này xảy ra, gãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được thăm khám, tư vấn.

uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần

Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên khi bệnh nhân chuẩn bị điều trị với thuốc kháng sinh

4. Xử lý khi lỡ uống thuốc kháng sinh cho mẹ bầu mang thai tháng đầu

Nếu không may sử dụng thuốc kháng sinh trong thời kỳ mang bầu, chị em nên bình tĩnh và đưa ra cách xử lý thật phù hợp, tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé như sau

  • Ngưng dùng thuốc, lưu lại tên thuốc kháng sinh đã dùng, ghi nhớ liều lượng, tốt nhất nên giữ lại vỏ thuốc. 
  • Đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc cơ sở y tế chuyên khoa sản để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.

Bài viết trên đây, Medigo giải đáp cho những thắc mắc về sử dụng thuốc kháng sinh trong tháng đầu thai kỳ, trong toàn thời gian mang thai và những thuốc kháng sinh chống chỉ định đối với mẹ bầu cũng như các thông tin liên quan. Mong bài viết hỗ trợ được mẹ trong quá trình mang bầu, chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(11 lượt đánh giá).
4.7
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm