Top 10 thuốc trị sổ mũi cho bé an toàn và hiệu quả
Ngày cập nhật
1. Nguyên nhân triệu chứng sổ mũi ở trẻ
- Không khí khô: Đây thường là nguyên nhân chính gây ra sổ mũi, vì không khí khô sẽ làm khô chất tiết dịch mũi ở trẻ.
- Chất gây dị ứng: Niêm mạc mũi của trẻ nhạy cảm hơn người lớn chúng ta. Thế nên khi tiếp xúc với những chất gây dị ứng như gió, bụi, khói thuốc, phấn hoa, lông thú nuôi… gây ra tình trạng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi trong
- Cảm lạnh, cảm cúm: Sức đề kháng trẻ kém sẽ dễ bị cảm lạnh, cảm cúm. Triệu chứng sẽ thường là sốt, chảy nước mũi, ho, đau họng…
- Viêm xoang: Xảy ra khi các xoang xung quanh mũi bị viêm. Tình trạng viêm kích hoạt sự tiết chất nhầy trong mũi. Triệu chứng như đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, đau mặt.
- Lệch vách ngăn mũi: Dẫn đến nhiễm trùng xoang lặp đi lặp lại và viêm đường mũi, gây chảy nước mũi.
- Dị vật ở mũi: Như đậu khô, nút áo, viên bi, sỏi…không chỉ gây ra tình trạng sổ mũi ở trẻ mà còn dẫn đến tình trạng nguy hiểm tính mạng trẻ nhỏ nếu không được can thiệp và loại bỏ kịp thời.
2. Khi nào nên dùng thuốc sổ mũi cho bé
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có các triệu chứng sổ mũi kèm theo bú kém, bỏ ăn và sốt cao.
Trẻ trên 2 tuổi bị sổ mũi đi cùng với bệnh là sốt cao trên 38.5 độ và thấy bé ho nhiều.
Thông thường, sổ mũi thường xuyên giảm chỉ sau 2-3 ngày chăm sóc và nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài trên 2 tuần thì đó là dấu hiệu cảnh báo bé bị nhiễm khuẩn nặng, lúc này cần sự can thiệp của thuốc kháng sinh.
3. Hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé
- Làm ấm lọ nước muối sinh lý trước khi sử dụng
- Đặt bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra phía sau
- Nhỏ nước muối sinh lý vào tưng bên mũi. Bé dưới 1 tuổi nhỏ 2 - 3 giọt, bé lớn hơn có thể nhỏ 4 - 5 giọt.
- Đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm và loang đều bên trong hốc mũi.
4. Hướng dẫn sử dụng dụng cụ hút mũi cho bé
- Cách thực hiện: Bóp nhẹ bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, đồng thời dùng tay bịt mũi bên kia và lập tức buông bóng phình ra. Khi đó, đàm nhớt trong mũi của con sẽ được hút vào bóng hút mũi.
- Vệ sinh dụng cụ: Sau khi sử dụng xong, thực hiện xả dịch ra khỏi bóng, và thực hiện vệ sinh dụng cụ hút.
- Số lần thực hiện: Áp dụng 3 - 4 lần mỗi ngày cho tới khi bé không còn dấu hiệu sổ mũi.
5. Các loại thuốc sổ mũi
5.1 Thuốc kháng Histamin
Thông thường, khi bé sổ mũi, ho thì sẽ được cho sử dụng thuốc kháng histamin dạng siro hoặc thuốc viên có hiệu quả trong chống dị ứng và làm dịu triệu chứng sổ mũi, viêm kết mạc dị ứng, mề đay, mẩn ngứa
Ngoài những tác dụng đạt được thì loại thuốc sổ mũi trẻ em có chứa hoạt chất kháng histamin sẽ tồn tại một số tác dụng phụ như gây buồn ngủ. Cha mẹ không được lạm dụng điều này để giúp trẻ ngủ lâu và ngoan hơn vì rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Các loại thuốc kháng histamin được khuyến cáo là không cho trẻ sử dụng dài ngày và không dùng trong trường hợp trẻ bị ho có đờm, mắc các bệnh lý hen suyễn, viêm đường hô hấp dưới.
Thuốc kháng Histamin bao gồm 2 nhóm:
- Thuốc kháng Histamin thế hệ 1: gồm có các hoạt chất như Promethazin, Clorpheniramin, Diphenhydramin… các thuốc thế hệ 1 qua được hàng rào máu não nên có tác dụng phụ gây buồn ngủ.
- Thuốc kháng Histamin thế hệ 2: gồm có các hoạt chất như Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin… thuốc thế hệ 2 ít tác dụng phụ gây buồn ngủ hơn thuốc thế hệ 1 nên được sử dụng rộng rãi hơn trong điều trị.
5.2 Thuốc kháng sinh
Chỉ trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do trẻ bị viêm nhiễm nặng do tác nhân vi khuẩn thì mới dùng kháng sinh kết hợp, chứ không nên dùng chỉ một loại kháng sinh để điều trị cho hầu hết trường hợp, cảnh giác đề kháng kháng sinh.
5.3 Thuốc làm co mạch
Thuốc thông mũi làm giảm ngạt mũi bằng cách làm co các mạch máu tại chỗ. Thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang cấp tính và được khuyến cáo không nên dùng quá 7 ngày.
Trong nhóm thuốc này, Xylomethazolin 0.05% để điều trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh vì thuốc có tác dụng tương tự như Naphazolin nhưng ít độc hơn và không gây ra các tai biến nghiêm trọng như Naphazolin.
5.4 Thuốc giãn mạch
Có thành phần hoạt chất là Ephedrin 1% có tác dụng giãn mạch mạnh, làm thông thoáng mũi, có thể sử dụng để điều trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cần hạn chế và chỉ dùng khi thực sự cần thiết dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ. Không dùng thuốc quá 8 ngày, vì có thể bị nhiễm độc toàn thân dẫn tới nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ.
6. Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mũi cho bé
Trước khi nhỏ thuốc: Để đạt hiệu quả tốt nhất nên hút hết dịch nhầy, mủ đọng trong hốc mũi. Và dùng nước muối sinh lý để rửa mũi giúp lỗ mũi sạch thông thoáng, thuốc sẽ hấp thụ tốt hơn.
Khi nhỏ thuốc: Bạn nên đặt bé ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi ngửa ra phía sau để giúp thuốc dễ dàng đi sâu vào trong các hốc mũi. Khi nhỏ thuốc, đưa ống nhỏ vào sâu hốc mũi khoảng 1cm rồi nhỏ thuốc đúng liều lượng. Sau khi nhỏ thuốc xong, bạn nói bé hãy hít một hơi nhẹ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
7. Cách phòng tránh sổ mũi cho bé khi giao mùa
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và giàu vitamin c giúp tăng cường đề kháng cho trẻ;
- Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa mà có thể chia nhỏ các bữa ăn để giúp trẻ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt nhất;
- Không cho trẻ ăn thức ăn lạ;
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ để giúp mũi trẻ thông thoáng, dễ thở, các mầm bệnh sẽ được đào thải ra ngoài;
- Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ;
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ trong những ngày lạnh, đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,…
- Xông hơi bằng tinh dầu tràm
- Hỗ trợ hút dịch mũi và massage mũi cho bé
- Đeo khẩu trang cho bé ở nơi đông người và khi đi ra ngoài
8. Top các loại thuốc sổ mũi cho bé an toàn và hiệu quả
8.1 Thuốc trị sổ mũi cho bé Clorpheniramin
Thuốc Clorpheniramin 4mg điều trị viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, sổ mũi. Và các triệu chứng dị ứng khác như: mày đay, viêm da tiếp xúc, ngứa, dị ứng do thức ăn, côn trùng cắn đốt, viêm kết mạc dị ứng.
Liều dùng:
- Dùng cho người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: 1 viên mỗi 4 - 6 giờ. Liều tối đa là 6 viên/ngày.
- Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: dùng 1/2 viên mỗi 4 - 6 giờ. Liều tối đa là 3 viên/ngày.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Thuốc gây ngủ gà (sử dụng liều hợp lý cho bé, giúp bé dễ ngủ, đỡ bị chảy mũi, sổ mũi)
- Trẻ có tiền sử động kinh cần hết sức thận trọng
- Thuốc có thể gây biến chứng đường hô hấp hoặc suy giảm hô hấp và ngừng thở ở trẻ nhỏ
- Gây sâu răng điều trị trong thời gian dài
8.2 Thuốc trị sổ mũi cho bé Cetirizin
Thuốc Cetirizin với hàm lượng 10mg có tác dụng chống dị ứng nhưng ít gây buồn ngủ ở liều dược lý, chỉ định trong trường hợp dị ứng hô hấp, viêm mũi, ngứa, mày đay mạn tính, viêm kết mạc dị ứng.
Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: 10mg x 1 lần/ngày
Lưu ý khi dùng thuốc
- Tác dụng phụ có thể là buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng. Trẻ em có thể bị đau dạ dày
- Triệu chứng quá liều ở người lớn là ngủ gà, trẻ em có thể bị kích động
8.3 Thuốc trị sổ mũi cho bé Loratadin
Thuốc loratadin 10mg được chỉ định trong những triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, cũng như ngứa và xót mắt.
Liều dùng:
Người lớn, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 10 mg x 1 lần/ngày.
Trẻ em 2-12 tuổi
- Trọng lượng cơ thể > 30kg: uống 10 mg/lần/ngày.
- Trọng lượng cơ thể < 30kg: uống 5 mg/lần/ngày.
Chống chỉ định và một số lưu ý:
- Chống chỉ định trẻ em dưới 2 tuổi
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ khi dùng thuốc Loratadin
8.4 Thuốc uống sổ mũi cho bé Fexofenadin
Fexofenadin có các hàm lượng 60mg, 120mg, 180mg là thuốc chống dị ứng thế hệ mới, có tác dụng kéo dài nhưng không gây buồn ngủ.
Thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi và ngứa vòm họng. Làm giảm ngứa và số lượng dát mề đay.
Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 60mg x 2 lần/ngày hoặc 180mg x 1 lần/ngày
Dùng trước hoặc sau bữa ăn.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 12 tuổi.
8.5 Thuốc trị sổ mũi cho trẻ em Desloratadin
Thuốc Desloratadin làm giảm triệu chứng khi điều trị các bệnh lý như: Sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, ngứa mũi họng, chảy nước mắt.
Liều dùng:
Quy cách ống uống 5ml:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 2 ống/ngày
- Trẻ em từ 6 - 11 tuổi: uống 1 ống/ngày
- Trẻ em từ 2 - 5 tuổi: uống 1/2 ống/ngày
Quy cách gói:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 2 gói/ngày
- Trẻ em từ 6 - 11 tuổi: uống 1 gói/ngày
- Trẻ em từ 2 - 5 tuổi: uống 1/2 gói/ngày
Quy cách chai:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10ml/lần/ngày
- Trẻ em từ 6 - 11 tuổi: 5ml/lần/ngày
- Trẻ em từ 2 - 5 tuổi: 2.5ml/lần/ngày
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Cần vệ sinh răng miệng khi dùng thuốc
- An toàn và hiệu quả khi dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi chưa được xác định
- Ở trẻ em có tác dụng phụ như tiêu chảy, sốt, mất ngủ, đau đầu
8.6 Thuốc trị sổ mũi cho bé Dexclorpheniramin
Dexclorpheniramin 2mg, 4mg, 6mg dùng để điều trị viêm mũi dị ứng lâu năm và viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm kết mạc dị ứng, nổi mày đay.
Liều dùng:
- Viên 2mg:
Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: 1/2 viên, ngày 2 - 3 lần.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên, ngày 3 - 4 lần.
Các liều cách nhau ít nhất 4 giờ.
- Viên 6mg:
Dùng cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: 1 viên x 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Thời gian điều trị phải ngắn, nên bắt đầu điều trị vào buổi tối do thuốc có thể gây buồn ngủ.
- Chống chỉ định: Trẻ sơ sinh và trẻ sinh non
8.7 Thuốc nhỏ mũi cho bé Cortiphenicol
Thuốc Cortiphenicol 8ml được chỉ định trong trường hợp bị viêm xoang, viêm mũi, dị ứng thời tiết. Giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, khô mũi do các bệnh lý gây ra.
Liều dùng:
- Đối với trẻ nhỏ: Nhỏ mỗi ngày 2 lần, mỗi lần nhỏ 1 giọt
- Đối với người lớn: Mỗi ngày nhỏ 2-3 lần, mỗi lần nhỏ 1-2 giọt
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Sử dụng đúng cách và đúng liều lượng
- Chỉ sử dụng trong khoảng 7 - 10 ngày
8.8 Thuốc nhỏ mũi cho bé Ephedrin
Thuốc Ephedrin 1% điều trị triệu chứng sung huyết mũi, thường đi kèm với cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang.
Liều dùng: Nhỏ mũi 1 - 2 giọt x 1 - 2 lần/ngày
Chỉ thực sự dùng thuốc khi cần thiết
Lưu ý:
- Không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi
- Không dùng quá 7 ngày
- Chỉ dùng khi thực sự cần thiết hoặc có chỉ định của bác sĩ
8.9 Thuốc nhỏ mũi cho bé Naphazolin
Thành phần là Naphazolin hydroclorid 0.05% có tác dụng làm giảm triệu chứng sung huyết do viêm mũi cấp hoặc mạn tính, cảm lạnh hoặc dị ứng.
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Nhỏ 1 - 2 giọt, 3 - 6 giờ một lần nếu cần.
- Trẻ em 6 - 12 tuổi: Nhỏ 1 - 2 giọt, 6 giờ một lần nếu cần.
Chống chỉ định và lưu ý của thuốc:
- Không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi
- Thời gian dùng thuốc không nên quá 3 - 5 ngày
8.10 Thuốc xịt mũi cho bé Otrivin 0.05%
Với hoạt chất Xylometazolin hydroclorid 0.05% làm giảm triệu chứng ngạt mũi và giảm sung huyết Liều dùng: Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Nhỏ 1 - 2 giọt vào mỗi bên mũi x 1 - 2 lần/ngày, tối đa trong 5 ngày.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Lắc lọ thuốc trước khi sử dụng
- Không sử dụng liên tục quá 5 ngày
- Mỗi lọ xịt chỉ dùng cho một người
- Không sử dụng lọ xịt quá 28 ngày kể từ khi mở nắp
- Không dùng nhiều hơn 2 liều trong vòng 24 giờ
- Khuyến cáo dùng liều cuối trước khi đi ngủ
- Chống chỉ định: Trẻ em dưới 6 tuổi
Tóm lại, phụ huynh chúng ta cần tìm hiểu rõ tác dụng của từng loại thuốc để sử dụng khi thực sự cần thiết và an toàn hiệu quả. Song, hãy tăng cường sức đề kháng cho bé và tạo thói quen tốt để bé có một hệ hô hấp khỏe mạnh hơn.
Đánh giá bài viết này
(8 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm