Top 5 thuốc long đờm cho người lớn hiệu quả
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Đờm là gì?
Đờm là dịch tiết được sản xuất trong hệ hô hấp, chủ yếu bởi phế quản và phổi. Đờm chứa các tạp chất, tế bào chết, các chất được hít vào phổi,...mà cơ thể cần loại bỏ khỏi đường hô hấp. Đờm có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn,... có trong không khí hít vào. Đờm là sản phẩm của phản ứng miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể qua đường hô hấp. Tuy vậy khi đờm tăng tiết và cô đặc quá mức có thể gây ra một số hậu quả như: ho liên tục, khó thở làm mất ngủ và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày.
2. Thuốc long đờm là gì?
Thuốc long đờm là nhóm thuốc làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp làm cho đờm lỏng hơn (thuốc làm lỏng dịch tiết) hoặc làm thay đổi cấu trúc đờm dẫn đến giảm độ nhớt của chất nhầy (thuốc làm tiêu chất nhầy) khiến đờm dễ dàng bị loại bỏ khỏi đường hô hấp thông qua ho hoặc khạc đờm. Điều này giúp làm giảm tắc nghẽn do đờm và cải thiện lưu thông không khí.
Các loại thuốc long đờm phổ biến trên thị trường hiện nay là: Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol, Carbocisteine, Prospan,...
3. Top 5 thuốc long đờm cho người lớn
3.1 Acetylcysteine (Acemuc)
Acetylcystein là thuốc có tác dụng làm loãng chất nhầy đường hô hấp làm đờm dễ dàng bị tống ra ngoài qua ho và khạc đờm. Thuốc Acetylcystein thường được sử dụng trong các bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp hoặc mạn, hen phế quản.
Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giải độc khi dùng quá liều paracetamol.
Lưu ý không dùng ở người có tiền sử hen suyễn bởi nguy cơ phản ứng co thắt phế quản đã khiến đường thở bị hạn chế mà còn gặp dịch đờm lỏng và nhiều hơn sẽ càng khiến lưu thông không khí ngày càng hạn chế gây nguy hiểm tới tính mạng.
Một điểm khác đó là không dùng thuốc Acetylcystein đồng thời với các thuốc làm giảm bài tiết dịch phế quản (tác dụng đối lập nhau do acetylcystein làm tăng tiết dịch) hoặc các thuốc chống ho (lượng đờm được tăng tiết sẽ không được tống ra ngoài nếu không ho).
Liều dùng đối với người lớn: 200mg/lần, 3 lần/ngày, liều tối đa không quá 600mg/ngày.
Mua TẠI ĐÂY
3.2 Bromhexin (Bisolvon)
Bromhexin là một trong các loại thuốc long đờm phổ biến cho người lớn hiện nay. Thuốc được dùng trong các trường hợp rối loạn tiết dịch ở phế quản: viêm phế quản cấp, đợt cấp viêm phế quản mạn.
Ngoài ra, khi điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, Bromhexin được dùng như chất bổ trợ với kháng sinh vì làm tăng sự xâm nhập của một số kháng sinh vào dịch bài tiết phế quản, tăng đáp ứng với kháng sinh.
Liều dùng đối với người lớn: 8mg/lần, 3 lần/ngày
Mua TẠI ĐÂY
3.3 Carbocisteine
Carbocistein là thuốc tiêu đờm thường được sử dụng điều trị trong các bệnh hô hấp như: hen suyễn, viêm xoang, viêm phế quản cấp,...bởi tác dụng hỗ trợ làm tan chất nhầy trong các tình trạng rối loạn hô hấp tiết nhầy nhiều.
Liều dùng cho người lớn: 2250mg Carbocistein chia nhiều lần trong ngày, 1500mg carbocistein chia nhiều lần trong ngày nếu đáp ứng tốt.
Mua TẠI ĐÂY
3.4 ambroxol (Mucosolvan)
Thuốc long đờm Ambroxol khi uống cũng có tác dụng làm loãng đờm, kích ứng niêm mạc họng gây ho, khạc nhổ để tống đờm ra ngoài cơ thể. Thuốc dùng điều trị cho các trường hợp: viêm phế quản, giãn phế quản, hen suyễn,...
Liều dùng cho người lớn: 1 viên/lần, 3 lần/ngày. Sau đó dùng 1 viên/lần, 2 lần/ngày khi sử dụng lâu dài (viên 30mg).
Mua TẠI ĐÂY
3.5 Prospan
Một loại thuốc long đờm phổ biến ở dạng siro phải kể đến siro ho Prospan. Thuốc có tác dụng tiêu đờm, giảm ho được chỉ định dùng trong các trường hợp: điều trị viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho và các triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn. Trong siro ho Prospan có thành phần là cao khô lá thường xuân cùng các tá dược tùy theo dạng bào chế.
Thuốc nên dùng ít nhất 1 tuần, ngay cả khi chỉ bị nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ cùng như để đảm bảo điều trị thành công, nên dùng thuốc thêm 2-3 ngày sau khi đã hết các triệu chứng của bệnh.
Liều dùng cho người lớn: 5-7,5 ml/lần, 3 lần/ngày
Mua TẠI ĐÂY
Thuốc dạng siro có khả năng hấp thụ nhanh chóng hơn các dạng rắn như viên nang, nén,...
4. Lưu ý khi sử dụng tại nhà
Thuốc long đờm là thuốc làm loãng hoặc giảm độ nhớt của chất nhầy, chứ không phải thuốc giảm ho. Người bệnh sẽ tăng phản xạ ho để tống chất nhầy ra ngoài khi sử dụng. Các triệu chứng ho sẽ giảm khi hết đờm, người bệnh không dùng chung các thuốc giảm ho khi đang sử dụng thuốc long đờm.
Chú ý một số thuốc long đờm có thể gây đau dạ dày và gây nôn, cần thận trọng ở người có tiền sử loét dạ dày- tá tràng do cơ chế kích thích các receptor từ niêm mạc dạ dày để gây phản xạ phó giao cảm (tăng tiết cả dịch vị dạ dày) làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp: natri iodid, kali iodid, natri benzoat, Amoni acetat,...
Thuốc long đờm nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng. Không nên lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc quá 10 ngày nếu không được chỉ định của bác sĩ.
Một tác dụng phụ khác của thuốc long đờm là gây khởi phát các cơn co thắt phế quản, cho nên chống chỉ định với người bị hen suyễn.
Như vậy, Medigo app vừa chia sẻ một số thuốc long đờm cho người lớn. Hy vọng với nội dung bài viết này, các bạn sẽ có thông tin hữu ích về các loại thuốc long đờm này.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(2 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm