Một số thuốc chống viêm, tiêu sưng hiệu quả
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Thuốc chống viêm, tiêu sưng là gì?
Hình ảnh: Thuốc chống viêm, tiêu sưng là gì?
Khi cơ thể gặp phải các tác nhân gây hại như mầm bệnh, tế bào bị tổn thương,... cơ thể con người thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ đau. Đây là dấu hiệu của viêm ở các mô. Viêm chính là các phản ứng của hệ thống miễn dịch trước các tác nhân gây hại để bảo vệ cơ thể. Cũng chính vì vậy, viêm được coi là một cơ chế bảo vệ cơ thể quan trọng không thể thiếu. Nhưng khi các phản ứng viêm cấp tính kéo dài và không được điều trị kịp thời, nó có thể trở thành viêm mãn tính, gây đau đớn và ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe người bệnh.
Thuốc chống viêm, tiêu sưng là nhóm thuốc giúp làm giảm tình trạng viêm đau, sưng đỏ ở người bệnh chủ yếu dựa trên cơ chế ức chế các chất trung gian hóa học gây viêm.
2. Phân loại thuốc chống viêm, tiêu sưng
Các thuốc chống viêm, tiêu sưng hiện nay chủ yếu thuộc 2 nhóm thuốc chính là nhóm giam đau chống viêm không steroid (NSAIDs) và nhóm Corticoid. Ngoài ra còn một nhóm khác là kháng viêm dạng men.
2.1 Nhóm chống viêm không steroid - NSAIDs
Hình ảnh: Nhóm chống viêm không steroid - NSAIDs
NSAIDs là nhóm chống viêm, giảm đau không gây nghiện có cơ chế hoạt động chính là ức chế các enzyme cyclooxygenase-1 và cyclooxygenase-2 (hay còn gọi là enzyme COX-1 và COX-2). Đại diện của nhóm này là aspirin, paracetamol, naproxen, ibuprofen, celecoxib, etoricoxib,...
NSAIDs được chia thành 2 nhóm nhỏ với 2 đích tác dụng khác nhau là: NSAIDs không chọn lọc và NSAIDs chọn lọc lên COX-2.
- NSAIDs không chọn lọc là các NSAIDs tác dụng lên cả 2 loại enzyme COX-1 và COX-2. Nó có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin (PG) trong cơ thể, qua đó làm giảm tình trạng sưng đau, viêm đỏ của cơ thể. Nhưng đồng thời nó cũng gây ra tình trạng viêm loét dạ dày nếu dùng trong thời gian dài. Bác sĩ cảnh báo không nên dùng thuốc nhóm này trong thời gian dài và chống chỉ định cho người bị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa,...
- Nhóm NSAIDs ức chế chọn lọc lên COX-2 cũng có công dụng kháng viêm tiêu sưng nhưng ít được dùng hơn nhóm không chọn lọc. Và nhóm này chỉ có tác dụng trên enzyme COX-2. Khác với COX-1 có ở hầu hết các mô của cơ thể, COX-2 chỉ có ở ổ viêm nên phạm vi tác dụng của nhóm NSAIDs chọn lọc trên COX-2 bị hạn chết hơn so với nhóm không chọn lọc. Tuy nhiên, nhóm này ít gây hại cho dạ dày và đường tiêu hóa nên thường được dùng cho bệnh nhân không thể dùng NSAIDs không chọn lọc, người bị viêm loét dạ dày,...
2.2 Nhóm chống viêm Corticoid
Hình ảnh: Nhóm chống viêm Corticoid
Corticoid là nhóm kháng viêm được dùng trong các bệnh lý mãn tính nặng như hen suyễn, viêm khớp dạng thấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD),.... Đây là nhóm kháng viêm tác dụng mạnh nhưng nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên được kiểm soát chặt chẽ.
Khi cơ thể bị tác nhân lạ xâm nhập, các tế bào bạch cầu thoát khỏi lòng mạch, di chuyển đến vị trí ổ viêm để chống lại sự xâm nhập. Cơ chế hoạt động của nhóm này là ngăn cản bạch cầu đến ổ viêm bằng cách làm giảm số lượng các bạch cầu thoát ra, ức chế hoạt động của các đại thực bào và tế bào lympho. Bên cạnh đó, Corticoid cũng có khả năng ức chế các enzyme COX và phospholipase A2, qua đó ngăn cản sự tổng hợp prostaglandin (PG) giúp giảm tình trạng viêm sưng, nóng, đỏ, đau.
Ngoài công dụng điều trị các bệnh lý viêm mãn tính, Corticoid cũng gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể như phù nề, rối loạn lipid, hội chứng Cushing,.... Vì vậy nên hầu hết các Corticoid là thuốc trong danh mục kê đơn và chỉ được dùng khi có đơn của bác sĩ.
Một số đại diện của nhóm này là các thuốc Prednisone, Hydrocortisone, Methylprednisolone,...
2.3 Thuốc kháng viêm dạng men
Cuối cùng là nhóm kháng viêm dạng men. Khác với 2 nhóm trên, kháng viêm dạng men có thành phần chính là enzyme nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm,... dẫn đến dễ bị biến chất, giảm tác dụng. Công dụng chính của nhóm này là kháng viêm, giảm phù nề và thường được chỉ định sau khi bị bỏng hoặc chấn thương.
Đại diện nổi bật của nhóm này là Alphachymotrypsin.
3. Một số thuốc chống viêm, tiêu sưng hiệu quả
Dưới đây là danh sách một số thuốc chống viêm, tiêu sưng hiệu quả hiện nay.
3.1 Thuốc kháng viêm, giảm phù nề Alpha Choay
Hình ảnh: Thuốc kháng viêm, giảm phù nề Alpha Choay
Với thành phần chính là Chymotrypsin hay alphachymotrypsin, Alpha Choay thuộc nhóm kháng viêm dạng men. Công dụng chính là kháng viêm, giảm phù nề sau chấn thương, hậu phẫu,...
Chống chỉ định dùng Alpha Choay cho các đối tượng:
- Bệnh nhân bị hội chứng thận hư, người bị giảm alpha-1 antitrypsin.
- Không dùng cho bệnh nhân mắc các bệnh về phổi như khí phế thũng, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
- Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị máu loãng khó đông, rối loạn đông máu.
Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi dùng thuốc:
- Rối loạn tiêu hóa: Đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy,..
- Dùng liều cao có thể gặp tình trạng buồn nôn, phát ban đỏ.
Đây là thuốc kê đơn nên cần có đơn của bác sĩ trước khi mua thuốc.
Xem chi tiết về hướng dẫn sử dụng thuốc Alpha Choay tại đây:
https://www.medigoapp.com/product/alpha-chymotrypsine-choay-hop-30-vien.html
3.2 Gel Bôi Voltaren Emulgel kháng viêm, giảm sưng, giảm đau
Hình ảnh: Gel Bôi Voltaren Emulgel kháng viêm, giảm sưng, giảm đau
Gel bôi Voltaren Emulgel được sản xuất bởi công ty GSK Consumer Healthcare S.A - Thụy Sĩ. Với thành phần chính là Diclofenac, đây là một sản phẩm thuộc nhóm NSAIDs. Sản phẩm dạng gel bôi ngoài da có công dụng giảm đau, viêm sưng trên bề mặt da. Giảm đau khi bị bong gân, căng cơ quá mức do chơi thể thao, bị tai nạn. Trị chứng viêm khớp nhỏ và trung bình ở gần khớp tay, gối.
Chống chỉ định:
- Không dùng Voltaren Emulgel cho bệnh nhân bị hen, nổi mề đay do các thuốc NSAIDs gây ra.
- Không nên dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Không dùng cho người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Thận trọng khi dùng Voltaren Emulgel:
- Chỉ dùng trên vùng da nguyên vẹn. Không dùng trên miệng vết thương hở, không để gel tiếp xúc với niêm mạc, mắt.
- Không dùng khăn, urgo dán lên vùng da vừa bôi thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc:
- Các phản ứng thường gặp là nổi ban đỏ, eczema, ngứa,..
- Một số phản ứng ít và hiếm gặp gồm viêm da bóng nước, ban mụn có mủ.
Gel bôi giảm đau, kháng viêm Voltaren Emulgel 1% hộp 1 tuýp 20g có giá 80.000 VND.
Xem chi tiết về hướng dẫn sử dụng thuốc Voltaren Emugel tại đây:
https://www.medigoapp.com/product/gel-boi-giam-dau-khang-viem-voltaren-1-tuyp-20g.html
3.3 Kem bôi giảm đau, kháng viêm Neotica Balm
Kem bôi Neotica Balm do thương hiệu Thai Nakorn Patana - Thái Lan sản xuất. Thành phần chính của Neotica Balm là hoạt chất methyl salicylate có công dụng giảm đau, kháng viêm tại chỗ ở vùng da gặp chấn thương do chơi thể thao gây ra.
Chống chỉ định:
- Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
- Không dùng cho người mẫn cảm với thành phần nào của thuốc.
Thận trọng khi sử dụng:
- Không dùng lên vùng da hở, niêm mạc mắt, miệng.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Trong thời gian sử dụng có thể gặp phải các phản ứng quá mẫn như ngứa, nổi ban đỏ,.. cần dừng thuốc và nên hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để có biện pháp thay thế.
Giá bán một hộp Neotica Balm tuýp 15g hiện nay khoảng 20.000 VND.
Xem chi tiết về hướng dẫn sử dụng thuốc Neotica Balm tại đây:
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc chống viêm, tiêu sưng
Khi dùng các thuốc chống viêm, tiêu sưng, để đảm bảo an toàn, người dùng cần lưu ý một vài điều sau:
- Không dùng thuốc NSAIDs không chọn lọc cho người mắc các bệnh lý về dạ dày và đường tiêu hóa.
- Chỉ dùng thuốc chống viêm nhóm Corticoid khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Nghiêm cấm hành vi tự ý dùng khi không có đơn thuốc.
- Chỉ dùng thuốc kháng viêm, tiêu sưng trong trường hợp phản ứng viêm xảy ra nặng, gây khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, không dùng các thuốc chống viêm trong thời gian dài, tránh gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.
- Tuân thủ đúng theo liều dùng, số lần dùng được ghi rõ trong đơn thuốc. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, nên hạn chế tình trạng quên uống thuốc, khoảng cách giữa các lần uống quá gần hoặc quá xa nhau.
- Để tránh gặp phải các tương tác thuốc có hại, bệnh nhân nên khai báo các thuốc đã, đang dùng trong thời gian gần đây để được bác sĩ, dược sĩ tư vấn dùng thuốc hợp lý.
Trên đây là thông tin về các thuốc chống viêm, tiêu sưng hiệu quả hiện nay. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Medigo app để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Đánh giá bài viết này
(9 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm