Bà Bầu ăn cà tím được không? Bác sĩ giải đáp
Ngày cập nhật
1. Bà bầu ăn cà tím được không?
Bà bầu: Thưa bác sĩ, tôi đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tôi đang xây dựng thực đơn hàng ngày cho mình và gia đình, tôi thấy cà tím bổ sung nhiều dưỡng chất tuy nhiên tôi không biết bà bầu có ăn được cà tím không? Ăn cà tím có an toàn cho thai nhi không?
Bác sĩ: Mẹ bầu có thể ăn cà tím bình thường trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên cần phải chọn loại cà tươi, biết cách chế biến đúng cách và chỉ nên ăn với khẩu phần vừa phải. Bởi vì trong cà tím có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, dồi dào chất xơ, chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol và giàu folate, kali, vitamin K, photpho cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
Do đó, bà bầu có thể ăn cà tím với một lượng hợp lý, vừa ngon miệng vừa bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi trong thời kỳ mang thai.
2. Tác dụng của cà tím đối với mẹ bầu
Bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ hoàn toàn có thể ăn cà tím nhưng với hàm lượng vừa đủ do trong cà tím có chất độc solanine và nicotine. Tuy nhiên khi ăn không quá 200g/ngày và chế biến kỹ cà tím lại mang đến nhiều lợi ích như:
2.1 Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
Cà tím là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho thai nhi. Những chất dinh dưỡng trong rau quả này sẽ thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu có thể ăn cà tím để bổ sung chất dinh dưỡng và đặc biệt là folate, vitamin K, photpho, kali và các vitamin và khoáng chất cần thiết khác.
2.2 Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh - bầu có ăn được cà tím không?
Cà tím là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi ích với thai nhi trong bụng mẹ. Bổ sung cà tím vào chế độ ăn hàng ngày của bà bầu cung cấp folate cần thiết, giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ.
2.3 Điều hòa đường huyết thai kỳ
Bầu có ăn được cà tím không? Điều hòa đường huyết trong thai kỳ là một trong những lợi ích tuyệt vời mà quả cà tím mang lại cho mẹ bầu.
Cà tím được xem là một loại thực phẩm giàu chất xơ và chứa ít đường, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ và hỗ trợ ổn định điều hòa đường huyết trong cơ thể.
2.4 Hỗ trợ tiêu hóa trong thời kỳ mang thai
Cà tím có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa trong thời kỳ mang thai nhờ chứa nhiều chất xơ, giúp làm sạch và giải độc hệ tiêu hóa. Nhờ đó, đảm bảo mẹ bầu tiêu hóa thức ăn trơn tru, khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị táo bón.
2.5 Bà bầu ăn cà tím được không - Bảo vệ tế bào không bị tổn thương
Cà tím chứa thành phần hoạt chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
Vì vậy, ăn cà tím trong thời kỳ mang thai sẽ giúp bảo vệ tế bào của cả mẹ và thai nhi khỏi tổn thương từ môi trường.
2.6 Giảm cholesterol xấu
Cà tím là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có thể giúp mẹ bầu giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Do đó, thêm cà tím vào chế độ ăn của bà bầu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các biến chứng do cholesterol trong thai kỳ.
2.7 Kiểm soát huyết áp
Ăn cà tím giúp kiểm soát huyết áp
Bầu 3 tháng đầu ăn cà tím được không? Cà tím có lợi ích trong việc kiểm soát huyết áp đối với bà bầu. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến huyết áp cao trong thai kỳ.
3. Tác dụng phụ khi ăn cà tím quá nhiều
Cà tím có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình mang thai tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như là:
- Nguy cơ chuyển dạ sớm: Ăn quá nhiều cà tím có khả năng gây tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non do cà tím chứa nhiều phytohormone kích thích kinh nguyệt và chất toxoplasmosis giúp điều trị vô kinh.
- Tăng axit dạ dày: Ăn nhiều cà tím có thể gây kích thích tăng axit dạ dày và gây cảm giác khó chịu khi mang thai.
- Khó tiêu: Nếu ăn cà tím chưa chín kỹ, bà bầu dễ gặp vấn đề đường ruột trong giai đoạn nhạy cảm này.
- Tăng nguy cơ sinh non: Nếu không chế biến và rửa đúng cách, cà tím dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng toxoplasma, cực kỳ nguy hiểm cho thai nhi.
4. Lưu ý khi cho mẹ bầu ăn cà tím
Bà bầu ăn cà tím được không? Câu trả lời là được, nhưng các mẹ bầu cần phải ăn cho đúng, cụ thể như sau:
- Ăn cà tím với liều lượng vừa phải: Mẹ bầu nên sử dụng 100 - 200gr cà tím mỗi ngày và dùng tối đa 2-3 ngày mỗi tuần.
- Nên ăn cà tím vào buổi tối để giúp cơ thể mẹ bầu thanh lọc tốt hơn và hỗ trợ gan
- Để tránh gây hại cho cơ thể, mẹ bầu cần rửa sạch cà tím và ngâm thái lát trong nước muối pha loãng để loại bỏ độc tố.
- Không nên ăn cà tím sống hoặc nấu chưa chín sẽ rất nguy hiểm
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh dạ dày, xương khớp hay thận và có tiền sử dị ứng không nên ăn cà tím vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Khi mua cà tím, nên chọn quả có vỏ mịn và sáng bóng, phần đầu còn cuống tươi và dính chặt vào quả.
5. Gợi ý 3 món ăn ngon từ cà tím tốt cho mẹ bầu
Cà tím nướng
- Nguyên liệu: 4 quả cà tím, 100g hành lá, hành tím, tỏi, ớt tươi, 50g đậu phộng, gia vị.
- Cách thực hiện: rửa sạch và ngâm cà trong nước muối loãng 5 phút, rồi nướng cà tím trên bếp, trở đều tay đến khi lớp vỏ bong ra. Dùng dao tách dọc quả cà tím và rưới mỡ hành lên, rắc đậu phộng.
Cà tím hấp đậu hũ
Món cà tím hấp đậu hũ
- Nguyên liệu: 2 quả cà tím, 2 miếng đậu hũ hấp hoặc chiên, nước tương, tỏi băm, hành lá, ớt băm, gia vị
- Cách thực hiện: thái đậu hũ thành từng lát dày 1cm và cắt nhỏ cà tím thành vừa ăn. Cho tiếp đậu hũ và cà tím vào nồi hấp chín trong vòng 10 phút. Sau đó, phi thơm tỏi, cho ớt băm, nước tương và hạt tiêu vào đảo đều để làm nước sốt. Rưới nước sốt lên đầu đậu hũ và cà tím hấp, rắc hành lá và thưởng thức.
Cà tím nhồi thịt sốt cà chua
- Nguyên liệu: 2 quả cà tím, 100g thịt băm, 40g bột bắp, 2 quả trứng, gia vị.
- Các bước thực hiện: trộn đều thịt băm cùng hành lá, gừng, muối và 1 quả trứng. Sau đó, thái cà tím thành các khoanh dày khoảng 8mm và xẻ ra làm đôi nhưng không tách rời miếng. Tiếp theo, nhồi thịt vào giữa cà tím và trộn 30g bột ngô cùng với 1 quả trứng, sau đó chiên vàng. Trộn gừng, ớt băm, hành băm cùng gia vị vừa ăn. Đổ hỗn hợp lên chảo và đun lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc sệt thì cho cà tím đã chiên vào đảo đều trong vòng 2-4 phút.
Trên đây là bài viết chia sẻ để giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cà tím được không của bác sĩ và một số thông tin bổ sung Medigo gửi đến các mẹ bầu. Hy vọng thông tin bài viết trên của Medigo tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt lại sẽ hữu ích với bạn.
Đánh giá bài viết này
(3 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm