lcp

Thanh long


Thanh long thuộc họ Xương rồng với danh pháp khoa học là Cactaceae. Thanh long là một loại trái cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Trong y học, Thanh long chữa Viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, lao phổi, say rượu (Hoa). Bỏng lửa, bỏng nước, gãy xương, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt (Thân).

Tuy nhiên, việc dùng Thanh long sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Thanh long cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

thanh long

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Thanh long, Tường liên.
  • Tên khoa học: Hylocereus undatus (Haw.) Britt & Rose
  • Họ: Cactaceae (Xương rồng).
  • Công dụng: Chữa viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, lao phổi, say rượu (Hoa). Bỏng lửa, bỏng nước, gãy xương, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt (Thân).

Mô tả cây Thanh long

Thân leo trườn dài tới 10m, bám vào giá thể nhờ những rễ phụ. Thân màu lục, có 3 cạnh dẹp khía tai bèo, thường hoá sừng ở các mép, gai không nhiều lắm, rất ngắn. Hoa có đường kính tới 30cm, màu trắng hay vàng dợt. Lá đài và cánh hoa nhiều, dính nhau thành ống; nhị nhiều; bầu dưới. Quả màu đỏ đỏ, mọng nước, có phiến hoa còn lại, đường kính khoảng 12cm, có nạc trắng. Hạt nhiều, nhỏ, màu đen.

thanh long

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Cây thanh long được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta có nhiệt độ cao, nóng, nhiều nhất ở vùng Phan Rang,Phan Thiết, Nha Trang, một số xã như Long Trì, Dương Xuân Hội, thuộc huyện Châu Thành tỉnh Long An. Không mọc ở những nơi lạnh. Mùa quả vào các tháng 6-9.

Ta có thể thu hái vào mùa hè - thu, dùng tươi hay phơi khô.

Bộ phận sử dụng của Thanh long

Hoa và thân.

thanh long

Thành phần hóa học

Cây chứa hentriacontane và a-sitosterol.

Tác dụng của Thanh long

Theo y học cổ truyền

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái hoá đàm; thân có tác dụng thư cân hoạt lạc, giải độc.

Theo y học hiện đại

Quả thanh long là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Hoa được dùng trị viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, lao phổi, say rượu. Thân dùng trị bỏng lửa, bỏng nước, gãy xương, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt (sang ung). Dùng một lượng thân vừa đủ loại bỏ vỏ và gai, giã nát, lấy nước bôi hay dùng bã đắp.

Liều lượng và cách dùng Thanh long

Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. 

Bài thuốc chữa bệnh từ Thanh long

1. Cây thanh long chữa đinh nhọt

Dùng một lượng thân vừa đủ loại bỏ vỏ và gai, giã nát, lấy nước bôi hay dùng bã đắp.

2. Bài thuốc chữa viêm phế quản, lao và viêm hạch bạch huyết não từ cây thanh long

Hoa Thanh long 30g, nấu canh với thịt lợn mà ăn.

Bảo quản Thanh long

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Thanh long. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm