Saccharose là gì? Đường saccharose có vai trò gì đối với cơ thể người
Saccharose còn có tên gọi khác là sucrose. Đây là một loại đường vô cùng quen thuộc với chúng ta. Saccharose được hấp thụ vào cơ thể người mỗi ngày qua đường ăn uống. Vậy loại đường có công thức hóa học như thế nào? Nó có vai trò gì đối với cơ thể người và cần lưu ý những gì khi sử dụng?
Saccharose là gì? Công thức hóa học của saccharose
Saccharose hay sucrose là một loại đường được tạo thành từ một glucose và fructose liên kết với nhau bằng 1,2 glucoside. Loại được này có nhiều trong củ cải và đường mía. Trong trái cây và rau quả cũng có nhiều saccharose tự nhiên. Trong cơ thể người saccharose được chuyển hóa bởi enzym sucrase trên bề mặt niêm mạc ruột non. Sau đó nó được hấp thụ vào máu và di chuyển đến các tế bào.
Loại đường này được sử dụng rộng rãi để làm ngọt, bảo quản và tạo kết cấu trong chế biến thực phẩm như các loại kẹo, kem, ngũ cốc ăn sáng, thực phẩm đóng hộp, soda và các loại thức uống có đường khác.
Hiện nay, saccharose còn có các tên gọi khác như sucrose hay saccarôzơ, đường kính, đường ăn, đường thốt nốt, sucrose pure, đường cát, đường phèn, đường mía,...
Saccharose có công thức hóa học là C12H22O11.
Đường saccharose đường tìm thấy nhiều trong mía
Tính chất vật lý và hóa học của saccharose
Tính chất vật lý
C12H22O11 là gì? C12H22O11 là công thức hóa học của saccharose. Nó có một số tính chất vật lý nổi bật dễ nhận biết như:
- Là một chất bột kết tinh màu trắng, không có mùi, có vị ngọt vô cùng dễ chịu và dễ hòa tan trong nước.
- Độ nhớt của loại đường này tăng khi nồng độ tăng và độ nhớt giảm khi nhiệt độ tăng.
- Đường saccharose nóng chảy ở mức nhiệt độ 186°C.
- Khối lượng riêng của saccharose 1.587 g/cm³.
- Độ hòa tan trong nước ở nhiệt độ 20 độ C là 211.5 g/100 ml
Tính chất hóa học
- Sucrose không có tính khử mà có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng thuỷ phân của disaccarit.
- Nó có khả năng hòa tan kết tủa Cu(OH)2 để tạo thành dung dịch phức đồng-saccharose có màu xanh lam. Phản ứng: 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O.
- Khi nó được đun nóng với axit thì sẽ tạo thành dung dịch có tính khử. Đường sẽ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Phản ứng: C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6.
Công thức hóa học của saccharose
Vai trò của saccharose đối với cơ thể người
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Saccharose là một carbohydrate tinh khiết có hàm lượng năng lượng là 3.94 kcal. Do đó, nó sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể để thực hiện các chức năng thể chất và tinh thần, giúp hồi phục cơ thể một cách nhanh chóng.
Saccharose cung cấp năng lượng cho hoạt động thường ngày của cơ thể
Có vai trò quan trọng cho não bộ
Đường saccharose khi được đưa vào cơ thể thì nó được phân tách thành đường glucose. Đây là một loại đường cần thiết để giúp cho não bộ hoạt động và kích thích tuyến tụy giải phóng insulin. Từ đó, cơ thể sẽ phát ra các tính hiệu giúp kiểm soát lượng thức ăn nạp vào, tránh tình trạng béo phì.
Tạo ra nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể
Sau khi saccharose đã được phân tách ra thành glucose thì nó sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Từ đó thì nó sẽ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động thể dục thể thao. Hoặc nó cũng có thể biến thành glycogen lưu trữ trong cơ hoặc trong gan để sử dụng khi cần thiết.
Đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ, hàm lượng calo được sử dụng cho cơ thể thường được chuyển hóa từ lactose có trong sữa mẹ. Nhưng khi trẻ được 6 tháng tuổi thì trẻ cần được bổ sung đường saccharose và các thức ăn khác như rau, hoa quả. Từ đó, mới có thể cung cấp đủ năng lượng có cơ thể của trẻ.
Nếu cơ thể của trẻ không nhận đủ đường cung cấp cho các hoạt động thường ngày. Cơ thể lúc này sẽ chiết xuất calo từ protein sẽ khiến cho việc trao đổi chất bị ảnh hưởng và làm cản trở sự phát triển của trẻ.
Cung cấp năng lượng cần thiết cho phụ nữ đang mang thai
Đường saccharose cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì sức khỏe cho thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cân nhắc bổ sung lượng đường phù hợp để tránh thừa cân và gây ra tiểu đường thai kỳ.
Cung cấp năng lượng cần thiết cho phụ nữ mang thai
Một số lưu ý quan trọng khi bổ sung saccharose
Mặc dù đường saccharose có vai trò quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, mọi người nên cân nhắc bổ sung lượng đường phù hợp để tránh gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Tâm trạng lâng lâng
Sucrose hay saccharose khi được bổ sung vào cơ thể thì nó sẽ được tiêu hóa nhanh chóng. Do đó, nó sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao khiến cơ thể người rơi vào tình trạng mệt mỏi. Một khi lượng đường trong máu tăng cao hoặc bị giảm đột ngột nó sẽ gây ra tâm trạng cáu kỉnh, khó chịu cho người dùng.
Tăng cân
Đường sucrose được tiêu hóa nhanh chóng, giải phóng glucose vào máu nhanh hơn lượng calo bị đốt cháy. Tạo ra cảm giác thèm ngọt khiến cho bạn ăn nhiều hơn khiến cơ thể tăng cân. Do đó, cần kiểm soát lượng đường cung cấp cho cơ thể để tránh tình trạng tăng cân không kiểm soát dẫn đến béo phì.
Tăng cân không kiểm soát khi sử dụng quá nhiều sucrose
Nhạy cảm với insulin
Khi ăn một bữa ăn giàu sucrose sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột. Từ đó, nó sẽ khiến nồng độ insulin trong cơ thể tăng cao để vận chuyển glucose và đốt cháy tại các tế bào cơ. Các thụ thể insulin nếu hoạt động quá mức trong thời gian dài sẽ khiến chúng bị hao mòn. Từ đó gây ra tình trạng đường huyết cao mãn tính hay còn gọi là bệnh tiểu đường.
Gây ra sâu răng
Đường sucrose sẽ tạo ra môi trường thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển. Làm hình thành acid ăn mòn men răng dẫn đến sâu răng hoặc mất răng. Do đó, hãy cẩn thận khi bổ sung saccharose cho trẻ.
Thay đổi cholesterol trong máu
Không chỉ trong chế độ ăn có nhiều lipid khiến cholesterol trong máu tăng cao mà một chế độ ăn có nhiều sucrose cũng thúc đẩy hình thành lượng lớn chất béo trung tính trong máu. Từ đó, nó sẽ dẫn đến có quá nhiều lipid, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch. Ngoài ra, loại đường này còn HDL - một loại cholesterol tốt cho cơ thể.
Các loại thực phẩm có chứa saccharose
Saccharose là một loại đường tự nhiên được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày như:
- Có trong các loại thực phẩm tự nhiên như mía đường, mật ong, thốt nốt, củ cải đường, một số trái cây...
- Có nhiều trong các thực phẩm chế biến như ngũ cốc, kem, bánh kẹo, nước uống đóng chai...
Trên đây là một số thông tin cụ thể về saccharose để bạn đọc hiểu rõ hơn về loại đường này. Hy vọng, những thông tin này giúp bạn hiểu rõ về vai trò của saccharose đối với cơ thể và bổ sung đúng cách tránh những tác hại không đáng có.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm