Bèo Tấm: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả
Bèo tấm hay còn được gọi là Bèo cám, thuộc họ Bèo tấm với danh pháp khoa học là Lemnaceae. Bèo tấm là cây thuỷ sinh mọc nổi, phổ biến khắp thế giới, mọc hoang ở các ao, đầm, vũng. Bèo tấm là nguồn thực phẩm quan trọng cho một số loài cá và chim nước như vịt vì bèo rất giàu chất đạm protein và chất béo lipid. Trong y học, Bèo tấm thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da.
Bèo tấm là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền. Tuy nhiên, việc dùng Bèo tấm sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Bèo tấm cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
Tên khoa học:Lemna perpusilla Torr. hoặc Lemna minor L.
Họ: Bèo tấm - Lemnaceae.
Công dụng: Bèo tấm thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da.
Mô tả Bèo tấm
Bèo tấm là loài cây thủy sinh nước ngọt mọc nổi, có một, hai, ba hoặc bốn lá, mỗi lá mang một rễ treo dưới nước. Khi nhiều lá mọc hơn, cây phân chia và mọc chồi thành thân khác. Rễ dài 1 đến 2cm. Thân có dạng tản hình thấu kính lồi rộng khoảng 4 đến 5mm, hình dạng bầu dục thường thì 2 đến 3mm, ít khi thấy 5mm, màu xanh lá cây tươi sáng ở mặt trên và đậm ở mặt dưới, phiến lá sinh chồi dùng để trôi nổi trên mặt nước, có thể nó tương đương với thân chuyển biến thành. Ở mặt dưới phiến hiện diện với 3 (hiếm khi 5) gân và khoảng không khí nhỏ để hỗ trợ quá trình nổi, mỗi phiến mang 1 rễ duy nhất.
Sự sinh sản của chúng diễn ra chủ yếu là vô tính, nhờ nảy chồi, nhưng thỉnh thoảng thì hoa, bao gồm 2 nhị hoa và một nhụy hoa (đôi khi gọi nó là cụm hoa gồm 3 hoa đơn tính) cũng được sinh ra. Hoa hiếm khi được tạo ra và có đường kính khoảng 1mm. Ở loài cây này hoa chỉ thấy một mo, gồm có 2 hoa đực với 2 nhị và một hoa cái với một bầu, rất ít thấy cụm hoa. Quả là loại túi nhỏ, một cái túi chứa không khí và hạt, nhằm mục đích có thể nổi được. Hạt dài 1mm, có 8 đến 15 đường gân phụ.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Bèo tấm rất phổ biến trong tự nhiên khắp thế giới và được phổ biến ở Việt Nam, Pháp,… và nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khác. Cây mọc hoang trên mặt nước ao, hồ, ruộng, đầm, vũng nước tù đọng hay nước suối yên tĩnh,... từ vùng nhiệt đới đến vùng ôn đới.
Thu hoạch: Có thể thu hái cây quanh năm.
Chế biến: Dùng tươi hay phơi khô.
Bộ phận sử dụng của Bèo tấm
Bộ phận dùng của Bèo tấm là toàn cây – Herba Lemnae.
Thành phần hóa học
Chưa được nghiên cứu.
Tác dụng của Bèo tấm
Theo y học cổ truyền
Theo đông y, bèo tấm có vị cay, tính lạnh, có tác dụng phát hãn, thối nhiệt, lợi niệu, chỉ huyết, tiêu thũng, khư phong, giải độc. Vì vậy, người dân đã dùng Bèo tấm để làm thuốc điều trị cảm sốt, ra mồ hôi, chữa các bệnh về đường tiểu (bí tiểu, đái dắt, đái buốt) và cầm máu vết thương.
Theo y học hiện đại
Bèo tấm được dùng ngoài để chữa mụn nhọt, bệnh lở ngứa ngoài da, thủy thũng đan độc hoặc trị sởi đậu (Vân Nam, Trung Quốc).
Liều lượng và cách dùng Bèo tấm
Bèo tấm được dùng ngoài để chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da.
Cách dùng Bèo tấm để chữa cảm sốt, bí tiểu, đái dắt, đái buốt: Ngày dùng 10 – 20g sắc hoặc tán bột uống.
Bài thuốc chữa bệnh từ Bèo tấm
Cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt
Ngày dùng 10 – 20g sắc hoặc tán bột uống.
Trị sởi không mọc, mày đay, ghẻ ngứa, phù thũng, đái ít
Liều dùng 3 - 9g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài với lượng vừa phải, giã cây tươi đắp, rửa.
Lưu ý khi sử dụng Bèo tấm
Chưa có nghiên cứu.
Bảo quản dược liệu Bèo tấm
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Bèo tấm cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.