lcp

Thai chưa vào tử cung uống thuốc kháng sinh có sao không?

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Kháng sinh là một loại thuốc cần cực kỳ thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ. Vậy uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có sao không? Cùng Medigo app tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu thai vào tử cung

Phôi vào tử cung thường bắt đầu khoảng 1 tuần sau ngày thụ tinh, kéo dài khoảng 7-10 ngày và thường kết thúc vào khoảng 2 tuần sau khi thụ tinh, là hiện tượng phôi vào buồng tử cung thông qua ống dẫn trứng.  Người mẹ có thể nhận biết thai vào tử cung khi gặp một số dấu hiệu như sau:

  • Ra máu âm đạo: do niêm mạc tử cung chứa nhiều mạch máu. Khi phôi thai tiến hành làm tổ, một số mao mạch nhỏ sẽ bị vỡ trong quá trình cấy ghép. Hiện tượng này xảy ra phổ biến nhất báo hiệu cho phôi đã vào tử cung, và thường gần tới ngày kinh nguyệt nên nhiều chị em nhầm tưởng với máu của chu kỳ. Cần phân biệt rõ máu báo thai và máu của chu kỳ kinh nguyệt, rằng máu báo thai thường ít, màu nhạt hơn và chỉ kéo dài khoảng 1 ngày. 
  • Đau bụng: cơn đau bụng thường nhẹ hơn so với đau bụng đến tháng thường gặp ở chị em phụ nữ. Dấu hiệu này thường gặp chỉ sau xuất huyết âm đạo.

Thai vào tử cung có thể nhận biết bằng một số dấu hiệu xảy ra ở cơ thể người phụ nữ

  • Chuột rút: thường xuất hiện với cường độ nhẹ nhàng vào khoảng 2-3 ngày sau khi phôi đã vào tử cung, những cơn chuột rút này còn còn được gọi là cơn gò nhẹ.
  • Căng tức ngực: lý do xảy ra tình trạng này là nội tiết tố thai kỳ tăng cao, kích thích tuyến vú giãn nở và phát triển. Vòng 1 của phụ nữ sẽ căng ra, cảm giác tức ngực này sẽ giảm dần và kết thúc trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu của thai kỳ)
  • Đi tiểu nhiều lần 
  • Thèm ăn
  • Nhiệt độ cơ thể nóng lên: sự biến đổi nhanh chóng của hormone gây nên cơn “bốc hỏa” ở chị em phụ nữ, thường diễn ra sau khi phôi thai bám vào tử cung trong khoảng 15 phút.

2. Uống kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có sao không?

Mang thai là hành trình thiêng liêng trong cuộc đời của người phụ nữ. Trong thời gian mang thai, ngoài niềm vui và hào hứng chào đón con ra đời, cùng với đó sẽ là những thay đổi về hormone, căng thể về thể chất, mệt mỏi, dễ cáu gắt hơn bình thường. Bên cạnh đó, người mẹ còn cần kiêng khem nhiều thứ, sở thích về ăn uống, làm đẹp, và cả thận trọng hơn trong khi dùng thuốc.

Khi phôi thai mới hình thành, chưa vào tử cung và còn đang nằm lơ lửng trong vòi trứng, thuốc kháng sinh được coi là không ảnh hưởng tới thai nhi. 

Kháng sinh được coi là không ảnh hưởng khi phôi chưa vào tổ, nhưng vẫn cần thận trọng

Mặc dù vậy vẫn có một số thuốc kháng sinh chống chỉ định đối với người đang mang thai, đang có ý định mang thai và trong thời gian cho con bú. Đặc biệt từ tuần thứ năm trong tam cá nguyệt đầu tiên là thời gian cần lưu ý nhất, khi thai đang trong thời gian hình thành và phát triển những cơ quan quan trọng của cơ thể.  Kháng sinh có thể tác động xấu tới thai nhi, tới tùy loại thuốc, có thể gặp một số tác dụng phụ (từ rất hiếm gặp với ít gặp) như sau:

  • Vàng da ở trẻ sơ sinh
  • Dị tật bẩm sinh
  • Trẻ phát triển chậm cả về thể chất và trí tuệ
  • Tăng nguy cơ sảy thai 
  • Rối loạn tiêu hóa, mẫn cảm, buồn nôn ở mẹ bầu 
  • Ngăn chặn quá trình phát triển của thai nhi

Việc dùng kháng sinh có ảnh hưởng tới mẹ và bé trong thời gian mang thai hay không, còn tùy thuộc vào kháng sinh được sử dụng là gì, cụ thể như sau:

Nhóm kháng sinh được xem là an toàn đối với phụ nữ có thai: beta - lactam (đại diện Penicillin, Amoxicillin,Ampicillin, Cephalosporin các thế hệ,...) và nhóm Macrolid (Clarithromycin, Erythromycin, Azithromycin, Roxithromycin,...)

Nhóm kháng sinh tuyệt đối không sử dụng vì ảnh hưởng tới thai nhi: Nhóm Cyclin (Tetracyclin, Clotetracyclin, Demecyclin, Oxytetracyclin, Demeclocyclin, Methacyclin, Doxycyclin),

Aminoglycosid (Gentamicin, Streptomycin, Tobramycin, Netilmicin, Amikacin, Kanamycin),

Sulfonamide (Sulfadiazin, Sufaguanidin, Sulfamethoxazol);  Phenicol (Cloramphenicol, Thiamphenicol),  Quinolon (Acid nalidixic, Cinoxacin, Ciprofloxacin, Enoxacin, Levofloxacin, Moxifloxacin, Trovafloxacin). Mọi người chỉ nên sử dụng kháng sinh thuộc những thuốc này khi có chỉ định dặc biệt của bác sĩ sau khi được cân nhắc và xem xét vô cùng kỹ lưỡng (Nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ và trường hợp đe dọa tính mạng hoặc bệnh nghiêm trọng mà các thuốc an toàn hơn với thai nhi không có tác dụng điều trị) 

Bài viết trên đây, Medigo app giải đáp cho mọi người về thắc mắc mẹ uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có sao không. Tuy được xem là an toàn khi phôi chưa vào tổ, nhưng người mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về những thuốc kháng sinh trong thời gian có ý định mang thai. Hãy thận trọng khi có ý định sử dụng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe,... trong thời gian mang thai, đang cho con bú hay đang có ý định mang thai để tránh ảnh hưởng tới mẹ và bé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, mẹ tròn con vuông và bé phát triển toàn diện.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(8 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm