lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Vitamin 3B TV hộp 100 viên

Vitamin 3B TV hộp 100 viên

Danh mục:Vitamin B, vitamin C
Thuốc cần kê toa:Không
Hạn dùng:24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
Dược sĩNguyễn Hoàng Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Nguyễn Hoàng Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Vitamin 3B TV

Vitamin B1(Thiamin)125mg
Vitamin B6(Pyridoxin)125mg
Vitamin B12(Cyanocobalamin)0,125mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
(Tinh bột mì, Avicel 101, Lactose monohydrat, PVP K30, DST, Aerosil 200,…)

2. Công dụng của Vitamin 3B TV

-Dự phòng thiếu Vitamin nhóm B đặc biệt ở người nghiện rượu kinh niên, kém ăn, mất ngủ.
-Hỗ trợ điều trị trong các trường hợp: đau nhức thần kinh, đau nhức thần kinh cơ, đau nhức do thấp khớp.
-Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các rối loạn thần kinh ngoại vi như viêm đa dây thần kinh như: đau dây thần kinh tọa, co giật do tăng cảm ứng của hệ thống thần kinh trung ương, dị cảm, hội chứng vai – cánh tay, đau lưng, đau thắt lưng, đau thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh sinh ba, tê các đầu chi…
-Bệnh lý thần kinh do tiểu đường, nghiện rượu, do thuốc.
-Các rối loạn do thiếu hụt vitamin B1, B6, B12
Điều trị bệnh Beri-beri.

3. Liều lượng và cách dùng của Vitamin 3B TV

Cách dùng: Dùng đường uống. Có thể dùng lúc đói hoặc no.
Liều dùng: Dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc theo liều sau
Người lớn
-Các rối loạn do thiếu hụt vitamin B1, B6, B12: uống 1 viên/ngày
-Dự phòng thiếu Vitamin nhóm B: Mỗi lần uống 1 – 2 viên, ngày 2 lần.
-Điều trị bệnh Beri-beri và các chứng đau nhức: Mỗi lần uống 2 viên, ngày 3 – 4 lần.
-Các rối loạn thần kinh ngoại vi: đau dây thần kinh và bệnh lý thần kinh do tiểu đường, nghiện rượu, do thuốc: uống 1- 2 viên / ngày, chia làm 1 – 2 lần.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

4. Chống chỉ định khi dùng Vitamin 3B TV

-Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
-Các chứng ung thư.
-Tiền sử dị ứng với Vitamin B12.
-Những người đang bị bướu ác tính do vitamin B12 có tác động cao trên sự tăng trưởng của mô, do đó có nguy cơ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sinh sản của tế bào.
-Những người bệnh có cơ địa dị ứng (hen, eczema)
-Không kết hợp với Levodopa.

5. Thận trọng khi dùng Vitamin 3B TV

-Dùng Vitamin B6 với liều 200 mg/ngày sau một thời gian dài có thể gây ra độc tính trên thần kinh (bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thần kinh cả giác) và gây lệ thuộc thuốc. Tuy nhiên với liều dùng như trên có thể dùng trong thời gian dài mà không gây lệ thuộc thuốc hay độc tính trên thần kinh.
-Sự hấp thu Vitamin B12 cần phải có yếu tố nội tại (Glycoprotein) do da dày tiết ra, vì vậy dạng thuốc uống không có tác dụng bổ sung B12 cho những người cắt bỏ hoàn toàn dạ dày.
-Do chế phẩm có chứa lactose, bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose , thiếu lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

-Thời kỳ mang thai:
Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người. Chưa có vấn đề gì xảy ra khi dùng thuốc với liều khuyến cáo hàng ngày. Khi dùng với liều điều trị, cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy hại tiềm năng cho thai.
-Thời kỳ cho con bú:
Vitamin B1, B6 và B12 bài tiết vào sữa mẹ nhưng nguy cơ quá liều ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được biết. Một vài trường hợp các biệt, dùng liều cao vitamin B6 > 600 mg/ngày có thể gây ức chế sự tạo sữa.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi sử dụng thuốc cho các đối tượng này.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Sử dụng được cho người lái tàu xe, vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

-Hãy báo cho bác sĩ, dược sĩ nếu người dùng thuốc nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ sau đây hoặc có bất kỳ tác dụng nào khác chưa được liệt kê.
-Tác dụng phụ rất hiếm khi xảy ra như:
Các phản ứng dị ứng: Phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi, cảm giác sưng của toàn bộ cơ thể, tê hoặc da ngứa ran.
Tiêu chảy nhẹ, buồn nôn, đau dạ dày.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

-Với Levodopa: Vitamin B6 kích hoạt enzym dopadecarboxylase ngoại biên. Do đó không được dùng Vitamin B6 chung với levodopa nếu chất này không có phối hợp chung với chất ức chế dopadecarboxylase.
-Vitamin B6 có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.
-Thuốc tránh thai dạng uống, isoniazid, penicillamine có thể làm tăng nhu cầu về Vitamin B6, Vitamin B12.
-Sự hấp thụ Vitamin B12 qua đường dạ dày-ruột bị giảm bởi neomycin, acid aminosalicylic, thuốc kháng histamin H2 và colchicine.
-Nồng độ Vitamin B12 trong huyết tương có thể bị giảm khi dùng đồng thời với thuốc ngừa thai.
-Chloramphenicol dạng tiêm có thể làm giảm hiệu quả của Vitamin B12 trong điều trị bệnh thiếu máu.

10. Quá liều và xử trí quá liều

Chưa thấy có dấu hiệu quá liều. Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.

11. Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30ºC. Để xa tầm với của trẻ em

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(10 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.9/5.0

9
1
0
0
0