Ngô Ngọc Cẩm Tú
Đã duyệt nội dung
Ngô Ngọc Cẩm Tú
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của CalciD Soft
Cho một viên nang mềm:
Calcium carbonate 518mg;
Vitamin D3 100IU;
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Calcium carbonate 518mg;
Vitamin D3 100IU;
Tá dược vừa đủ 1 viên.
2. Công dụng của CalciD Soft
Cung cấp calci và vitamin D cho cơ thể trong các trường hợp trẻ còi xương, trẻ đang phát triển, loãng xương ở già, co giật do giảm calci huyết, phụ nữ mang thai và cho con bú.
3. Liều lượng và cách dùng của CalciD Soft
Cách dùng: Dùng đường uống.
Liều dùng:
Người lớn: 1-2 viên/ngày;
Trẻ em: theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Liều dùng:
Người lớn: 1-2 viên/ngày;
Trẻ em: theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
4. Chống chỉ định khi dùng CalciD Soft
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Những bệnh kèm hội chứng tăng calci trong máu, tăng calci trong nước tiểu, sỏi calci.
- Suy thận nặng.
- Những bệnh kèm hội chứng tăng calci trong máu, tăng calci trong nước tiểu, sỏi calci.
- Suy thận nặng.
5. Thận trọng khi dùng CalciD Soft
Không dùng đồng thời với các thuốc khác có chứa calci và vitamin D3.
Vitamin D: Thận trọng khi dùng vitamin D cho người suy thận hay bị sỏi thận, người có bệnh tim hoặc xơ vữa động mạch, người có thể tăng nhạy cảm với vitamin D như trẻ nhỏ, bệnh Sarcoid, thiểu năng tuyến cận giáp hoặc các bệnh về tuyến cận giáp. Nên kiểm soát nồng độ phosphat trong huyết tương trong suốt quá trình điều trị với vitamin D nhằm làm giảm nguy cơ vôi hóa lạc chỗ.
Calci carbonat: Thận trọng khi sử dụng calci carbonat trên những người có chức năng thận suy giảm, hoặc các bệnh làm tăng calci huyết như bệnh Sarcoid và một vài bệnh ác tính, tình trạng nhiễm toan hoặc suy hô hấp. Nên kiểm soát chặt chẽ nồng độ calci trong huyết tương ở những người suy giảm chức năng thận và khi dùng đồng thời với vitamin D liều cao.
Vitamin D: Thận trọng khi dùng vitamin D cho người suy thận hay bị sỏi thận, người có bệnh tim hoặc xơ vữa động mạch, người có thể tăng nhạy cảm với vitamin D như trẻ nhỏ, bệnh Sarcoid, thiểu năng tuyến cận giáp hoặc các bệnh về tuyến cận giáp. Nên kiểm soát nồng độ phosphat trong huyết tương trong suốt quá trình điều trị với vitamin D nhằm làm giảm nguy cơ vôi hóa lạc chỗ.
Calci carbonat: Thận trọng khi sử dụng calci carbonat trên những người có chức năng thận suy giảm, hoặc các bệnh làm tăng calci huyết như bệnh Sarcoid và một vài bệnh ác tính, tình trạng nhiễm toan hoặc suy hô hấp. Nên kiểm soát chặt chẽ nồng độ calci trong huyết tương ở những người suy giảm chức năng thận và khi dùng đồng thời với vitamin D liều cao.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Sử dụng trên phụ nữ có thai: Các chế phẩm bổ sung calci không gây hại ở liều khuyên dùng hàng ngày cho phụ nữ có thai. Tình trạng tăng calci huyết trong thai kỳ có thể dẫn đến các rối loạn bẩm sinh về sau cho trẻ và thiểu năng tuyến cận giáp hoặc các bệnh về tuyến cận giáp ở trẻ sơ sinh, do đó không dùng vitamin D cao hơn liều khuyên dùng (400IU/ngày) cho phụ nữ có thai.
Sử dụng trên phụ nữ cho con bú: Calci được xem là an toàn cho phụ nữ cho con bú nếu không dùng vượt quá liều khuyên dùng hàng ngày. Vitamin D bài tiết vào sữa mẹ, do vậy không nên dùng vitamin D lớn hơn liều khuyên dùng cho người cho con bú (400 IU/ngày).
Sử dụng trên phụ nữ cho con bú: Calci được xem là an toàn cho phụ nữ cho con bú nếu không dùng vượt quá liều khuyên dùng hàng ngày. Vitamin D bài tiết vào sữa mẹ, do vậy không nên dùng vitamin D lớn hơn liều khuyên dùng cho người cho con bú (400 IU/ngày).
7. Tác dụng không mong muốn
Vitamin D: Dùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên, có thể xảy ra cường vitamin D khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường vitamin D, và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng rối loạn chuyển hóa calci. Một số trẻ nhỏ có thể tăng phản ứng với một lượng nhỏ vitamin D. Ở người lớn, cường vitamin D có thể do sử dụng quá liều vitamin D trong trường hợp thiểu năng cận giáp hoặc ưa dùng vitamin D với liều cao. Cũng có thể xảy ra nhiễm độc ở trẻ em khi uống nhầm liều vitamin D của người lớn. Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của ngộ độc vitamin D là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci máu.
Thuốc làm tăng calci huyết.
Thường gặp:
Thần kinh: yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu.
Tiêu hóa: Chán ăn, khô miệng, miệng có vị kim loại, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Khác: Ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích.
Ít gặp:
Niệu-sinh dục: Giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận (dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhiều, giảm tỷ trọng nước tiểu, protein niệu).
Khác: Sổ mũi, ngứa, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển cơ ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, viêm kết mạc vôi hóa, sợ ánh sáng, vôi hóa nhiều nơi, viêm tụy, vôi hóa mạch nói chung, cơn co giật.
Hiếm gặp:
Tim mạch: Tăng huyết áp, loạn nhịp tim.
Chuyển hóa: có thể tăng calci niệu, phosphate niệu, albumin niệu, nitơ ure huyết, cholesterol huyết thanh, nồng độ AST (SGOT) và ALT (SGPT). Giảm nồng độ men phosphatase kiềm trong huyết thanh.
Khác: Loạn tâm tầm rõ, rối loạn điện giải trong huyết thanh cùng với nhiễm toan nhẹ.
Calci carbonat:
- Calci carbonat có thể gây táo bón.
- Đầy hơi do làm giảm lượng carbon dioxyd.
- Dùng liều cao và kéo dài có thể làm tăng tiết dịch dạ dày và tăng acid hồi ứng.
- Có thể làm tăng calci máu, đặc biệt ở người suy thận hoặc sau khi dùng liều cao.
- Hiện tượng nhiễm kiềm có thể xảy ra với sự tăng carbonat trong huyết tương.
- Hiếm khi bị kiềm hóa sữa.
- Có thể vôi hóa mô.
Thuốc làm tăng calci huyết.
Thường gặp:
Thần kinh: yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu.
Tiêu hóa: Chán ăn, khô miệng, miệng có vị kim loại, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Khác: Ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích.
Ít gặp:
Niệu-sinh dục: Giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận (dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhiều, giảm tỷ trọng nước tiểu, protein niệu).
Khác: Sổ mũi, ngứa, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển cơ ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, viêm kết mạc vôi hóa, sợ ánh sáng, vôi hóa nhiều nơi, viêm tụy, vôi hóa mạch nói chung, cơn co giật.
Hiếm gặp:
Tim mạch: Tăng huyết áp, loạn nhịp tim.
Chuyển hóa: có thể tăng calci niệu, phosphate niệu, albumin niệu, nitơ ure huyết, cholesterol huyết thanh, nồng độ AST (SGOT) và ALT (SGPT). Giảm nồng độ men phosphatase kiềm trong huyết thanh.
Khác: Loạn tâm tầm rõ, rối loạn điện giải trong huyết thanh cùng với nhiễm toan nhẹ.
Calci carbonat:
- Calci carbonat có thể gây táo bón.
- Đầy hơi do làm giảm lượng carbon dioxyd.
- Dùng liều cao và kéo dài có thể làm tăng tiết dịch dạ dày và tăng acid hồi ứng.
- Có thể làm tăng calci máu, đặc biệt ở người suy thận hoặc sau khi dùng liều cao.
- Hiện tượng nhiễm kiềm có thể xảy ra với sự tăng carbonat trong huyết tương.
- Hiếm khi bị kiềm hóa sữa.
- Có thể vôi hóa mô.
8. Tương tác với các thuốc khác
Vitamin D:
Không nên điều trị đồng thời Vitamin D với cholestyramin, hoặc colestipol, hydroclorid vì dẫn đến giảm hấp thụ vitamin D ở ruột.
Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.
Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết.
Không dùng đồng thời vitamin D với phenobarbital hoặc phenytoin vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25-hydroxyergocalciferol và 25-hydroxy-colecalciferol trong huyết tương và làm tăng chuyển hóa vitamin D và những chất không có hoạt tính.
Không dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid gây cản trở các tác dụng của vitamin D.
Không dùng vitamin D với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.
Calci Carbonat:
Calci có nguy cơ làm tăng độc tính của digitalis đối với tim.
Thiazid, clopamid, ciprofloxacin, clorthalidon, thuốc chống co giật làm ức chế bài tiết calci qua thận.
Calci làm giảm sự hấp thu của tetraculin.
Không nên điều trị đồng thời Vitamin D với cholestyramin, hoặc colestipol, hydroclorid vì dẫn đến giảm hấp thụ vitamin D ở ruột.
Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.
Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết.
Không dùng đồng thời vitamin D với phenobarbital hoặc phenytoin vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25-hydroxyergocalciferol và 25-hydroxy-colecalciferol trong huyết tương và làm tăng chuyển hóa vitamin D và những chất không có hoạt tính.
Không dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid gây cản trở các tác dụng của vitamin D.
Không dùng vitamin D với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.
Calci Carbonat:
Calci có nguy cơ làm tăng độc tính của digitalis đối với tim.
Thiazid, clopamid, ciprofloxacin, clorthalidon, thuốc chống co giật làm ức chế bài tiết calci qua thận.
Calci làm giảm sự hấp thu của tetraculin.
9. Quá liều và xử trí quá liều
Vitamin D: Dùng liều cao và kéo dài dẫn dến cường Vitamin D và nhiễm độc calci huyết thanh do vitamin D như trong phần tác dụng không mong muốn.
Điều trị nhiễm độc vitamin D: Ngừng thuốc, ngừng bổ sung calci, duy trì khẩu phần có ít calci, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Nếu cần, có thể dùng corti-costeroid hoặc các thuốc khác, đặc biệt thuốc lợi tiểu tăng thải calci (như: furosemide và acid ethacrynic) để giảm nồng độ calci trong huyết thanh. Có thể sử dụng lọc máu thận nhân tạo hoặc thẩm tách màng bụng để thải calci tự do ra khỏi cơ thể. Nếu ngộ độc vitamin D cấp, vừa mới uống, thì có thể ngăn ngừa tiếp tục hấp thu vitamin D bằng gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu thuốc đã qua dạ dày, điều trị bằng dầu khoáng có thể thúc đẩy thải trừ vitamin D qua phân. Vì những chất chuyển hóa 25-OH của ergocalciferol được tích lũy trong cơ thể, nên tăng calci máu cơ thể kéo dài 2 tháng hoặc lâu hơn, sau khi điều trị dài ngày với những liều lớn của những thuốc này. Sau khi ngừng điều trị bằng calcitriol, nồng độ calci huyết thanh trở về bình thường trong vòng 2-7 ngày.
Calci carbonat: Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mol/lít được coi là tăng calci huyết, phải lập tức dùng các biện pháp sau: bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9% dùng thuốc lợi tiểu furosemide để tăng thải nhanh calci.
Điều trị nhiễm độc vitamin D: Ngừng thuốc, ngừng bổ sung calci, duy trì khẩu phần có ít calci, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Nếu cần, có thể dùng corti-costeroid hoặc các thuốc khác, đặc biệt thuốc lợi tiểu tăng thải calci (như: furosemide và acid ethacrynic) để giảm nồng độ calci trong huyết thanh. Có thể sử dụng lọc máu thận nhân tạo hoặc thẩm tách màng bụng để thải calci tự do ra khỏi cơ thể. Nếu ngộ độc vitamin D cấp, vừa mới uống, thì có thể ngăn ngừa tiếp tục hấp thu vitamin D bằng gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu thuốc đã qua dạ dày, điều trị bằng dầu khoáng có thể thúc đẩy thải trừ vitamin D qua phân. Vì những chất chuyển hóa 25-OH của ergocalciferol được tích lũy trong cơ thể, nên tăng calci máu cơ thể kéo dài 2 tháng hoặc lâu hơn, sau khi điều trị dài ngày với những liều lớn của những thuốc này. Sau khi ngừng điều trị bằng calcitriol, nồng độ calci huyết thanh trở về bình thường trong vòng 2-7 ngày.
Calci carbonat: Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mol/lít được coi là tăng calci huyết, phải lập tức dùng các biện pháp sau: bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9% dùng thuốc lợi tiểu furosemide để tăng thải nhanh calci.
10. Bảo quản
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.