lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa Pantostad 40 CAP hộp 4 vỉ x 7 viên nang cứng

Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa Pantostad 40 CAP hộp 4 vỉ x 7 viên nang cứng

Danh mục:Thuốc tác động lên dạ dày, tá tràng
Thuốc cần kê toa:
Dạng bào chế:Viên nén bao tan trong ruột
Thương hiệu:Stellapharm
Số đăng ký:VD-18535-13
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất,
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Pantostad 40 CAP


Mỗi viên nén bao phim tan trong ruột Pantostad 40 chứa:
Pantoprazol (natri sesquihydrat) 40 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
(Mattitol, crospovidon, carmellose natri, catri carbonat khan, calci stearat, opadry
vàng, eudragit L30D, triethyl citrat)

2. Công dụng của Pantostad 40 CAP

- Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).
- Loét đường tiêu hóa.
- Phòng ngừa loét đo thuốc kháng viêm không steroid.
- Tình trạng tăng tiết bệnh lý (hội chứng Zollinger - Ellison).

3. Liều lượng và cách dùng của Pantostad 40 CAP

Pantostad được sử dụng bằng đường uống. Nên uống ngày một lần vào buổi sáng.
- Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản
+ Liều thường dùng từ 20-40 mg x 1 lần/ ngày trong 4 tuần, có thể kéo dài đến 8 tuần khi cần thiết.
+ Điều trị duy trì: điều trị tiếp tục với liêu 20-40 mg mỗi ngày. Đối với những trường hợp tái phát nên điều trị với liều 20 mg mỗi ngày.
- Loét đường tiêu hóa
Liều thường dùng là 40 mg x 1 lần/ngày, Thời gian điều trị từ 2-4 tuần đối với loét tá tràng hoặc 4-8 tuần đối với loét dạ dày lành tính, Để diệt tận gốc Helicobacter pylori, có thể kết hợp pantoprazol với hai kháng sinh trong một
phác đồ trị liệu phối hợp bộ ba 1 tuần (1-week triple therapy). Phác đồ hiệu quả bao gồm pantoprazol 40 mg x 2 lằn/ngày kết hợp với clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày và amoxicillin 1 g x 2 lần/ngảy hoặc metronidazol 400 mg x 2 lần/ngày.
- Phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid: Liều 20 mg/ngày.
- Điều trị tình trạng tăng tiết bệnh lý (hội chứng Zollinger- Ellison)
Liều khởi đầu là 80 mg mỗi ngày, hiệu chỉnh liều khi cần thiết. Có thể dùng liều lên đến 240 mg mỗi ngày. Nếu liều dùng mỗi ngày trên 80 mg, nên chia làm 2 lần.
- Bệnh nhân suy gan
Cần giảm liều pantoprazol ở bệnh nhân suy gan nặng hoặc dùng liều cách ngày. Liều tối đa mỗi ngày không quá 20 mg hoặc không quá 40 mg đối với liều cách ngày.
- Bệnh nhân suy thận: Liều tối đa không quá 40 mg/ngày.

4. Chống chỉ định khi dùng Pantostad 40 CAP

Quá mẫn cảm với pantoprazol, bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc dẫn xuất benzimidazol khác (như esomeprazol, lansoprazol, omeprazol, rabeprazol).

5. Thận trọng khi dùng Pantostad 40 CAP

- Tác động trên hệ tiêu hóa
Việc đáp ứng về triệu chứng khi điều trị với pantoprazol không ngăn sự tiến triển của ung thu dạ dày.
Cần loại trừ khả năng loét đường tiêu hóa ác tính trước khi dùng thuốc vì pantoprazol có thể che lắp triệu chứng do đó làm muộn chẳn đoán.
- Tác động trên gan
Đã có báo cáo về tăng nhẹ và thoáng qua ALT (SGPT) huyết thanh khi điều trị với pantoprazol đường uống
- Kém hắp thu cyanocobalamin
Giảm acid dịch vị hoặc chứng thiếu toan dịch vị do điều trị mỗi ngày với các
thuốc ức chế tiết acid trong thởi gian dải (hơn 3 năm) có thể làm giảm hấp thu
cyanocobalamin.
- Trẻ em
Tỉnh an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

- Phụ nữ có thai: Chưa có các nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt ở phụ nữ có thai.
- Phụ nữ cho con bú: Thuốc có thể được tiết vào sữa mẹ; ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc vì có thể xảy ra nguy cơ tiềm tàng cho trẻ bú mẹ.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

8. Tác dụng không mong muốn

Nhìn chung, pantoprazol dung nạp tốt ngay cả khi điều trị ngắn hạn và dài hạn.
Các thuốc ức chế bơm proton làm giảm độ acid ở dạ dày, có thể tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Thường gặp
- Toàn thân: mệt, chóng mặt, đau đầu.
- Da: ban da, may day.
- Cơ khớp: đau cơ, đau khớp. Ít gặp
Toàn thân: suy nhược, choáng váng, chóng mặt, mát ngủ.
- Da: ngứa.
- Gan: tăng enzym gan.
Hiếm gặp
- Toàn thân: toát mồ hồi, phù ngoại biên, tình trạng khó chịu, phản vệ.
- Da: ban đát sản, trứng cá, rụng tóc, viêm da tróc vảy, phù mạch, hồng ban đa dạng. - Tiêu hóa: viêm miệng, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa.
- Mắt: nhìn mờ, chứng sợ ánh sáng.
- Thân kinh: mát ngủ, ngủ gà, tình trạng kích động hoặc ức ché, ủ tai, run, nhằm
lẫn, ảo giác, dị cảm.
- Máu: tăng bạch cầu ưa acid, mát bạch câu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Nội tiết: liệt dương, bất lực ở nam giới.
- Tiết niệu: đái máu, viêm thận kẽ.
- Gan: viêm gan, vàng da, bệnh não ở người suy gan, tăng triglycerid.
- Rối loạn ion: giảm natri máu.

9. Tương tác với các thuốc khác

- Thuốc có độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày
Tương tác dược động theo lý thuyết có thể xảy ra khi dùng đồng thời pantoprazol với các thuốc mả độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày (như ampicillin ester, muỗi sắt, ketoconazol); có thể làm tăng hoặc giảm độ hấp thu của thuốc khi tăng pH của dạ dày.
- Thuốc chuyển hóa nhờ hệ thống men gan
Pantoprazol chuyển hóa rộng rãi ở gan, chủ yếu qua cytochrom P-450 (CYP) isoenzym 2C19, chuyến hóa ít hơn qua isoenzym CYP3A4, CYP2D6 và CYP2C9. Tuy nhiên, thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có tương tác có ý nghĩa quan trọng giữa pantoprazol và các thuốc khác chuyển hóa qua cùng isoenzym.
- Warfarin
Tăng chỉ số INR và thời gian prothrombin khi dùng đồng thời warfarin với các thuốc ức chế bơm proton, kể cả pantoprazol. Khả năng chảy máu bất thường và
tử vong; theo dõi INR và thời gian prothrombin tăng khi pantoprazol được dùng đồng thời với warfarin.
- Sucralfat
Có thể làm chậm hắp thu và giảm sinh khả dụng của các thuốc ức chế bơm proton (như lansoprazol, omeprazol), nên uống thuốc ức chế bơm proton ít nhất 30 phút trước khi dùng sucralfat.

10. Dược lý

DƯỢC LỰC HỌC
- Pantoprazol là thuốc ức chế bơm proton, ức chế giai đoạn cuối trong quá trình tạo thành acid ở dạ dày bằng liên kết đồng hóa trị với hệ men (H+, K+) - ATPase tại bề mặt kích thich bài tiết của tế bào thành dạ dày. Cơ chế này dẫn đến ức chế cả hai cơ chế tiết acid dạ dày thông thường và do các tác nhân kích thích.
- Sự gắn kết với hệ men (H+, K+) - ATPase sẽ làm tác dụng kháng tiết acid kéo dài hơn 24 giờ.

11. Quá liều và xử trí quá liều

- Kinh nghiệm ở các bệnh nhân dùng liều quá cao pantoprazol còn hạn chế. Cũng có những báo cáo được thực hiện ở các bệnh nhân dùng một lượng pantoprazol như nhau (400 mg và 600 mg) mà không có tác dụng phụ nào.
- Pantoprazol không được loại trừ qua thẩm tách máu. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

12. Bảo quản

Trong bao bi kin, nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(7 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.4/5.0

3
4
0
0
0