Nguyễn Hoàng Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Nguyễn Hoàng Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Salicylic 5%
Mỗi 5g thuốc mỡ bôi da chứa:
Acid Salicylic 0.25g
Tá dược vđ 5g
(Tá dược gồm: Propylen glycol, Cremophor A6, Cremophor A25, Acid steararic, Vaselin).
Acid Salicylic 0.25g
Tá dược vđ 5g
(Tá dược gồm: Propylen glycol, Cremophor A6, Cremophor A25, Acid steararic, Vaselin).
2. Công dụng của Salicylic 5%
Làm bạt sừng, bong vẩy. Chữa vẩy nến, nấm.
3. Liều lượng và cách dùng của Salicylic 5%
Rửa sạch vùng da bị bệnh, lau khô. Bôi thuốc ngày 2-4 lần
4. Chống chỉ định khi dùng Salicylic 5%
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Người dễ mẫn cảm với salicylat. Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.
5. Thận trọng khi dùng Salicylic 5%
-Các chế phẩm của acid salicylic chi được dùng ngoài.
-Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc. Bảo vệ vùng da xung quanh, tránh vùng da nứt nẻ; Không nên bôi thuốc lên mặt, vùng hậu môn, sinh dục, hoặc trên diện rộng. Có thể gây tác dụng toàn thân khi dùng quá nhiều.
-Mặc dù salicylat dùng tại chỗ ít được hấp thu hơn nhiều so với uống nhưng vẫn có thể xảyra phản ứng phụ. Để hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gian dài, nồng độ cao, bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ.
-Cũng cần thận trọng khi bôi trên các đầu chỉ người bệnh suy giảm tuần hoàn ngoại vi và người đái tháo đường.
-Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc. Bảo vệ vùng da xung quanh, tránh vùng da nứt nẻ; Không nên bôi thuốc lên mặt, vùng hậu môn, sinh dục, hoặc trên diện rộng. Có thể gây tác dụng toàn thân khi dùng quá nhiều.
-Mặc dù salicylat dùng tại chỗ ít được hấp thu hơn nhiều so với uống nhưng vẫn có thể xảyra phản ứng phụ. Để hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gian dài, nồng độ cao, bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ.
-Cũng cần thận trọng khi bôi trên các đầu chỉ người bệnh suy giảm tuần hoàn ngoại vi và người đái tháo đường.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
-Thời kỳ mang thai: Acid salicylic có thể được hấp thu toàn thân, nhưng rất ít. Không hạn chế dùng thuốc này cho người mang thai
-Thời kỳ cho con bú: Không hạn chế dùng thuốc này cho người cho con bú. Tuy nhiên không bôi thuốc vào vùng quanh vú để tránh trẻ nuốt phải thuốc.
-Thời kỳ cho con bú: Không hạn chế dùng thuốc này cho người cho con bú. Tuy nhiên không bôi thuốc vào vùng quanh vú để tránh trẻ nuốt phải thuốc.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Dùng dài ngày acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat (với các triệu chứng: Lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc tiếng vo vo trong tai liên tục). Điều trị các mạn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm mụn cơm dễ lan rộng.
-Thường gặp: Kich ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.
-Ít gặp: kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao.
Ghi chú: "Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc"
-Thường gặp: Kich ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.
-Ít gặp: kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao.
Ghi chú: "Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc"
9. Tương tác với các thuốc khác
Chưa có báo cáo
10. Dược lý
Acid salicilic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da nên đã được dùng để điều trị tại chỗ một số bệnh da tăng sừng hóa và bong da như viêm da tiết bã nhờn, bệnh vảy nến, gàu, trứng cá, hột cơm, chai gan bàn chân...tùy theo nồng độ thuốc. Ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo sừng (điều chỉnh quá trình sừng hóa bất thường); ở nồng độ cao (> 1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng. Acid salicylic lam mém và phá hủy lớp sừng bằng cách tăng hydrat hóa nội sinh (tăng nồng độ của nước), có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường. Ở nồng độ cao (ví dụ 20%), acid salicylic có tác dụng ăn mòn da nên thường được dùng để điều trị chai gan bàn chân. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và
làm bong tróc mô biểu bì. Thuốc có tác dụng chống nấm yếu, nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nam phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da, do đó cũng được dùng để điều trị một số bệnh nấm ngoài da. Khi phối hợp. acid salieylic và lưu huỳnh có tác dụng hiệp lực làm tróc lớp sừng.
Không dùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác
làm bong tróc mô biểu bì. Thuốc có tác dụng chống nấm yếu, nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nam phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da, do đó cũng được dùng để điều trị một số bệnh nấm ngoài da. Khi phối hợp. acid salieylic và lưu huỳnh có tác dụng hiệp lực làm tróc lớp sừng.
Không dùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác
11. Quá liều và xử trí quá liều
Khi uống phải acid salicylic, triệu chứng ngộ độc thường biểu hiện khác nhau tuỳ từng người như thở sâu, nhanh, ù tai, điếc, giãn mạch, ra mồ hôi. Phải rửa dạ dày và theo dõi pH huyết tương, nồng độ salicylat trong huyết tương và các chất điện giải. Có thể phải kiềm hoá nước tiểu bắt buộc để tăng bài niệu, nếu nồng độ salicylat trong huyết tương trên 500mg/1 lít ở người lớn hoặc 300mg/ lít ở trẻ em.
12. Bảo quản
Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C,tránh ánh sáng.