lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc điều trị loãng xương CALCIDO hộp 100 viên

Thuốc điều trị loãng xương CALCIDO hộp 100 viên

Danh mục:Calci, kali
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Calcium gluconate, Vitamin d3
Dạng bào chế:Viên nén
Công dụng:

Phòng và điều trị loãng xương, cung cấp Calci và vitamin D3 cho cơ thể

Thương hiệu:Hataphar
Số đăng ký:VD-21650-14.
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
Dược sĩDược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của CALCIDO

Mỗi viên nén dài bao phim chứa:
Calci gluconat 500mg
Vitamin D3 (Colecalciferol) 200IU
Tá dược vđ 1 viên (Tá dược gồm: Tinh bột sắn, tinh bột mì, gelatin, natri starch glyconat, magnesi stearat, bột talc, cellactose 80, natri lauryl sulfat, crospovidon, hydroxy propyl methyl cellulose, titan dioxyd, PEG 6000, nipagin, nipasol, pham mau chlorophylls, phẩm màu tartrazin, ethanol 96%, nước tinh khiết ).

2. Công dụng của CALCIDO

- Phòng và điều trị loãng xương ở phụ nữ, người có nguy cơ cao, người cao tuổi,
- Điều trị các bệnh lý xương: loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mắt xương cấp & mãn, bệnh Scheuermann.
- Cung cấp Calci và vitamin D3 cho: sự tăng trưởng hệ xương răng của trẻ em, thanh thiếu niên, tuổi dậy ; Các trường hợp tăng nhu cầu Ca: Phụ nữ có thai, cho con bú; Các trường hợp người suy nhược cơ thể, lao lực, dưỡng bệnh.
- Điều trị triệu chứng hạ calci huyết, bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em.

3. Liều lượng và cách dùng của CALCIDO

Uống vào buổi sáng và buổi trưa, sau bữa ăn.
Liều thông thường
Bổ sung cho khẩu phần ăn và phòng ngừa thiếu calci, còi xương, loãng xương:
Người lớn: uống 1 viên x 2 lần/ ngày.
Trẻ em: uống viên x 1 - 2 lần/ ngày.
Điều trị còi xương ở trẻ em: uống 2 viên x 2 lần/ ngày.
Điều trị loãng xương ở người lớn: uống 2 viên x 3 lần/ ngày.
Phụ nữ có thai và cho con bú: 1 viên x 2 lần/ ngày.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

4. Chống chỉ định khi dùng CALCIDO

Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc, điều trị kéo dài cho bệnh nhân suy thận, chứng tăng calci máu và tăng calci niệu, sỏi đường tiết niệu

5. Thận trọng khi dùng CALCIDO

- Tránh dùng thuốc nếu có tăng calci huyết hay trong trường hợp dễ bị sỏi thận. Cần thận trọng khi dùng các loại muối calci cho bệnh nhân suy thận, bệnh tim hay bệnh sarcoid.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Dùng theo nhu cầu thông thường không gây hại gì.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

7. Tác dụng không mong muốn

Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa nhẹ: buồn nôn,nôn... Tác dụng không mong muốn xảy ra khi dùng liều cao vitamin D. Uống Vitamin D quá liều có thể gây ngộ độc vitamin D. Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci máu.
Tăng calci huyết và nhiễm độc vitamin D có một số tác dụng phụ như:
* Thường gặp: Thần kinh (yếu, mệt mỏi, ngủ gà, đau đầu); Tiêu hóa (chán ăn, khô miệng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy); các biểu hiện khác (ù tai, mắt điều hòa, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích).
* Ít gặp hoặc hiếm gặp: Nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển ở trẻ em, sụt cân; tăng huyết áp, loạn nhịp tim và một số rối loạn chuyển hóa... Khi thấy các triệu chứng ngộ độc phải ngừng sử dụng thuốc và xử trí theo chỉ dẫn của thầy thuốc
* Ghi chú: "Nếu cần thông tin xin hỏi ý kiến của bác sĩ và thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc".

8. Tương tác với các thuốc khác

- Không dùng cùng các chế phẩm có chứa calci và vitamin D khác.
- Không nên dùng các chế phẩm calci chung với digoxin, tetracyclin, các thuốc có P và Ca khác, tanin
- Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột.
- Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.
- Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều vitamin D hoặc ngừng dùng vitamin D tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết có lẽ là do tăng giải phóng calci từ xương.
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với phenobarbital và/hoặc phenytoin (và có thể với những thuốc khác gây cảm ứng men gan) vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25 - hydroxyergocalciferol và 25 - hydroxy - colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hóa vitamin D thành những chất không có hoạt tính.
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D.
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.

9. Dược lý

Vitamin D3: Thuật ngữ Vitamin D dùng để chỉ một nhóm các hợp chất sterol có cấu trúc tương tự, có hoạt tính phòng hoặc điều trị còi xương. Các hợp chất đó bao gồm: Ecgocalciferol (vitamin D2), Colecaliferol (vitamin D3), cùng với hormon tuyến cận giáp và calcitonin điều hòa calci trong huyết thanh.
- Chức năng sinh học chính của vitamin D là duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương bằng tăng hiệu quả hấp thu các chất khoáng từ khẩu phần ăn, ở ruột non, và tăng huy động calci và phospho từ xương vào máu. Các dạng hoạt động của Ecgocalciferol và Colecaliferol có thể có tác dụng phản hồi âm tính đối với sự tạo thành hormon cận giáp (PTH).
- Vitamin D có trong một số ít thực phẩm. Các dầu gan cá, đặc biệt dầu gan cá tuyết, là nguồn có nhiều vitamin D; những nguồn khác có it vitamin D hơn, gồm bơ, trứng và gan. Một số thực phẩm được bỗ xung vitamin D như sữa và margarin, cũng có tác dụng cung cấp vitamin D. Quá trình nấu ăn không ảnh hưởng tới hoạt tính của vitamin D.
- Thiếu hụt vitamin D xảy ra khi tiếp xúc với ánh sáng không đủ hoặc khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin D (đặc biệt ở trẻ em) hoặc ở những người có hội chứng hấp thu chất béo kém, gồm những người có bệnh về gan, mật hoặc bệnh đường tiêu hóa và hấp thu chất béo giảm; một vài tình trạng bệnh như suy thận có thể cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa của vitamin D thành dạng hoạt động và dẫn đến thiếu hụt vitamin D.
- Thiếu hụt vitamin D dẫn đến những triệu chứng đặc trưng bởi hạ calci máu, hạ phosphat máu, khoáng hóa không đủ hoặc khử khoáng của xương, đau xương, gãy xương, ở người lớn gọi là nhuyễn xương: ở trẻ em, có thể dẫn đến biến dạng xương đặc biệt là biến dạng xương dài, gọi là còi xương.
* Calci là nguyên tố nhiều thứ 5 trong cơ thể. Phần lớn nằm trong xương. Dùng đủ lượng calci là điều rất quan trọng trong giai đoạn xương đang phát triển ở tuổi trẻ em và dậy thì cũng như trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Việc cung cấp đủ lượng calci là điều cần thiết đối với người lớn đặc biệt là lứa tuổi trên 40 để phòng ngừa thiếu cân bằng calci là tình trạng có thé dẫn đến loãng xương. Các muối calci đóng vai trò quan trọng trong sự điều hòa tính thấm của màng bào đôi với natri và kali, tính toàn vẹn của niêm mạc, tính gắn dính của tế bào.
* Sự phối hợp vitamin D; với Calci có tác dụng tốt để giúp cho xương phát triển tốt ở trẻ em, chống xốp xương, nhuyễn xương, gãy xương lâu lành ở người lớn.

10. Quá liều và xử trí quá liều

- Dùng liều cao có thể gây tăng Calci - huyết với nguy cơ gây sỏi thận, suy thận.
- Nếu tăng Calci - huyết kéo dài, có thể gây calci hóa các mô mềm, thiểu năng thận không hồi phục.
- Dùng liều cao và kéo dài vitamin D3 gây tích lũy vitamin D dẫn tới tăng Calci - huyết, mệt mỏi, chán ăn, đi lỏng, tiểu tiện nhiều và có protein.

11. Bảo quản

36 tháng tính từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(7 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.9/5.0

6
1
0
0
0