Nguyễn Hoàng Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Nguyễn Hoàng Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Enat 400
Hoạt chất: Vitamin E (dạng d-α-tocopheryl acetate) 400 IU.
Tá dược: Dầu đậu tương.
Tá dược: Dầu đậu tương.
2. Công dụng của Enat 400
Điều trị và dự phòng tình trạng thiếu Vitamin E.
3. Liều lượng và cách dùng của Enat 400
Điều trị và dự phòng thiếu Vitamin E: 1 viên Vitamin E 400 IU, 1 lần mỗi ngày sau bữa ăn hoặc theo ý kiến bác sĩ.
4. Chống chỉ định khi dùng Enat 400
Giảm prothrombin do thiếu hụt Vitamin K.
5. Thận trọng khi dùng Enat 400
Việc bổ sung liều cao Vitamin E nên được ngưng khoảng 1 tháng trước khi phẫu thuật và có thể tiếp tục khi đã phục hồi lại sức khỏe sau cuộc phẫu thuật.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, thiếu hoặc thừa Vitamin E đều không gây biến chứng cho mẹ hoặc thai nhi. Ở người mẹ được dinh dưỡng tốt, lượng Vitamin E có trong thức ăn là đủ và không cần bổ sung. Nếu chế độ ăn kém, nên bổ sung cho dù nhu cầu hàng ngày khi có thai.
Thời kỳ cho con bú: Vitamin E vào sữa. Sữa người có lượng Vitamin E gấp 5 lần sữa bò và có hiệu quả hơn trong việc duy trì đủ lượng vitamin E trong huyết thanh cho trẻ đến 1 năm tuổi.
Nhu cầu vitamin E hàng ngày trong khi cho con bú là 12mg. Chỉ cần bổ sung cho mẹ khi thực đơn không cung cấp đủ lượng Vitamin E cần cho nhu cầu hàng ngày.
Thời kỳ cho con bú: Vitamin E vào sữa. Sữa người có lượng Vitamin E gấp 5 lần sữa bò và có hiệu quả hơn trong việc duy trì đủ lượng vitamin E trong huyết thanh cho trẻ đến 1 năm tuổi.
Nhu cầu vitamin E hàng ngày trong khi cho con bú là 12mg. Chỉ cần bổ sung cho mẹ khi thực đơn không cung cấp đủ lượng Vitamin E cần cho nhu cầu hàng ngày.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Vitamin E không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Vitamin E không gây tác dụng phụ nào khi dùng ở liều thông thường. Tuy nhiên khi dùng Vitamin E liều cao có thể gây buồn nôn, khó chịu ở dạ dày hoặc tiêu chảy, nứt lưỡi, viêm thanh quản hoặc lảo đảo chóng mặt. Những dấu hiệu này thường rất hiếm gặp nhưng khi có các tác dụng phụ thì chủ yếu là những dấu hiệu về tiêu hóa. Khi xuất hiện các dấu hiệu nêu trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
9. Tương tác với các thuốc khác
Vitamin E có thể làm thay đổi hiệu lực của Vitamin K lên các yếu tố đông máu dẫn đến sự gia tăng hiệu ứng giảm prothrombin huyết đối với warfarin và có thể làm giảm đáp ứng huyết học đối với sắt ở trẻ em mắc chứng thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin E có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông, warfarin hay các thuốc làm loãng máu loại Indandione. Vitamin E có thể làm tăng tác dụng ngăn cản sự ngưng kết tiểu cầu của Aspirin. Cholestyramine, Colestipol, Isoniazid và dầu khoáng có thể làm giảm sự hấp thu của Vitamin E. Sucralfate can thiệp vào sự hấp thu của Vitamin E. Neomycin có thể làm giảm hiệu lực của vitamin E.
10. Dược lý
Vitamin E có tác dụng như một chất chống oxy hóa, giúp cho quá trình bảo vệ các tế bào bị tổn thương gây ra bởi quá trình oxy hóa của các gốc tự do.
11. Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, dưới 30°C.