Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Eugica
Sirô húng chanh (Syr. Coleus aromaticus); Eucalyptol; Cồn bọ mắm (Tinct. Pouzolzia zeylanica); Cao lỏng núc nác (Ext. Oroxylum indicum), Sirô viễn chí (Syr. Polygala tenuifolia); Sirô vỏ quýt (Syr. Citrus delisiosa); Sirô an tức hương (Syr. Styrax tokinense), Natri benzoat
2. Công dụng của Eugica
Điều trị ho có đờm, ho mất tiếng, ho kinh niên.
Điều trị viêm đau họng, viêm khí quản, phế quản, sổ mũi.
Làm loãng dịch nhầy đường hô hấp, long đờm.
Điều trị viêm đau họng, viêm khí quản, phế quản, sổ mũi.
Làm loãng dịch nhầy đường hô hấp, long đờm.
3. Liều lượng và cách dùng của Eugica
Cách dùng
Dùng đường uống.
Liều dùng và cách dùng
Trẻ em từ 30 tháng tuổi đến 6 tuổi: uống 5 -10 ml (1 - 2 muỗng cà phê hoặc 1/2 - 1 ống) x 3 lần/ ngày.
Trẻ em trên 6 tuổi: uống 15 ml (1 muỗng canh hoặc 11/2 ống) x 3 lần/ ngày.
Hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Dùng đường uống.
Liều dùng và cách dùng
Trẻ em từ 30 tháng tuổi đến 6 tuổi: uống 5 -10 ml (1 - 2 muỗng cà phê hoặc 1/2 - 1 ống) x 3 lần/ ngày.
Trẻ em trên 6 tuổi: uống 15 ml (1 muỗng canh hoặc 11/2 ống) x 3 lần/ ngày.
Hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
4. Chống chỉ định khi dùng Eugica
Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
5. Thận trọng khi dùng Eugica
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc trên phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú
Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc trên phụ nữ cho con bú.
Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc trên phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú
Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc trên phụ nữ cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Chưa có báo cáo về các tác dụng không mong muốn.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Chưa tìm thấy tài liệu.
10. Dược lý
Eugica Sirô là sản phẩm có thành phần hoạt chất thiên nhiên là các vị thuốc chữa ho rất phổ biến trong nhân dân ta từ lâu đời nay:
Húng chanh hay tần dày lá - một dược liệu đã được phòng đông y - Viện vi trùng nghiên cứu (năm 1961) cho thấy có tác dụng kháng sinh mạnh. Trong dân gian ngoài việc dùng làm gia vị, húng chanh còn là vị thuốc rất phổ biến dùng chữa cảm cúm, ho hen, viêm họng rất hữu hiệu.
Eucalyptol có tính sát trùng, được dùng chữa ho, kích thích tiêu hoá. Eucalyptol được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương.
Bọ mắm tức cây thuốc dòi: chữa bệnh viêm họng, ho lâu năm, ho lao.
Núc nác hay mộc hồ điệp: chữa ho lâu ngày, viêm khí - phế quản, đau dạ dày.
Viễn chí được dùng trong tây y làm thuốc chữa ho nhiều đờm. Theo tài liệu cổ: viễn chí có vị đắng tính ôn vào 2 kinh tâm và thận. Có tác dụng an thần, ích trí, tán uất, hoá đờm, tiêu ung thũng. Dùng chữa hồi hộp, hay quên, hay sợ hãi, ho nhiều đờm, ung thư sưng thũng.
Vỏ quả quýt cũng gọi trần bì, là vị thuốc ngoài tác dụng chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa còn là vị thuốc chữa ho mất tiếng, trừ đờm.
An tức hương còn gọi cánh kiến trắng, cây bồ đề: chữa viêm phế quản kinh niên.
Natri benzoat: có tính sát trùng, thường dùng trong các chế phẩm chữa ho.
Húng chanh hay tần dày lá - một dược liệu đã được phòng đông y - Viện vi trùng nghiên cứu (năm 1961) cho thấy có tác dụng kháng sinh mạnh. Trong dân gian ngoài việc dùng làm gia vị, húng chanh còn là vị thuốc rất phổ biến dùng chữa cảm cúm, ho hen, viêm họng rất hữu hiệu.
Eucalyptol có tính sát trùng, được dùng chữa ho, kích thích tiêu hoá. Eucalyptol được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương.
Bọ mắm tức cây thuốc dòi: chữa bệnh viêm họng, ho lâu năm, ho lao.
Núc nác hay mộc hồ điệp: chữa ho lâu ngày, viêm khí - phế quản, đau dạ dày.
Viễn chí được dùng trong tây y làm thuốc chữa ho nhiều đờm. Theo tài liệu cổ: viễn chí có vị đắng tính ôn vào 2 kinh tâm và thận. Có tác dụng an thần, ích trí, tán uất, hoá đờm, tiêu ung thũng. Dùng chữa hồi hộp, hay quên, hay sợ hãi, ho nhiều đờm, ung thư sưng thũng.
Vỏ quả quýt cũng gọi trần bì, là vị thuốc ngoài tác dụng chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa còn là vị thuốc chữa ho mất tiếng, trừ đờm.
An tức hương còn gọi cánh kiến trắng, cây bồ đề: chữa viêm phế quản kinh niên.
Natri benzoat: có tính sát trùng, thường dùng trong các chế phẩm chữa ho.
11. Bảo quản
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.