Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Alphachoay
Mỗi viên chứa:
Chymotrypsin hay alphachymotrypsin 21µkatals (hay 25 đơn vị C.Hb/viên).
Tá dược vừa đủ: tinh dầu bạc hà, magnesi stearat, tinh bột mì, đường.
Chymotrypsin hay alphachymotrypsin 21µkatals (hay 25 đơn vị C.Hb/viên).
Tá dược vừa đủ: tinh dầu bạc hà, magnesi stearat, tinh bột mì, đường.
2. Công dụng của Alphachoay
Điều trị phù nề sau chấn thương, phẫu thuật, bỏng.
3. Liều lượng và cách dùng của Alphachoay
Đường uống:
Uống một lần 2 viên, 3 hoặc 4 lần trong ngày, nên uống với nhiều nước (ít nhất 8 oz tương đương 240 ml) nhằm giúp gia tăng hoạt tính men.
Ngậm dưới lưỡi: 4 đến 6 viên chia đều ra trong ngày. Để thuốc tan từ từ dưới lưỡi.
Uống một lần 2 viên, 3 hoặc 4 lần trong ngày, nên uống với nhiều nước (ít nhất 8 oz tương đương 240 ml) nhằm giúp gia tăng hoạt tính men.
Ngậm dưới lưỡi: 4 đến 6 viên chia đều ra trong ngày. Để thuốc tan từ từ dưới lưỡi.
4. Chống chỉ định khi dùng Alphachoay
Dị ứng với các thành phần của thuốc.
Không sử dụng chymotrypsin trên bệnh nhân giảm alpha-1 antitrypsin. Lưu ý, bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt là khí phế thủng, và hội chứng thận hư là nhóm nguy cơ giảm alpha-1 antitrypsin.
Không sử dụng chymotrypsin trên bệnh nhân giảm alpha-1 antitrypsin. Lưu ý, bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt là khí phế thủng, và hội chứng thận hư là nhóm nguy cơ giảm alpha-1 antitrypsin.
5. Thận trọng khi dùng Alphachoay
Chymotrypsin được dung nạp tốt và không gây tác dụng phụ đáng kể.
Những bệnh nhân không nên điều trị các thuốc dạng men bao gồm: người bị rối loạn đông máu di truyền như hemophilia (chứng máu loãng khó đông), rối loạn đông máu, dùng thuốc kháng đông, sắp phải trải qua phẫu thuật, dị ứng với protein, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, loét dạ dày.
Những bệnh nhân không nên điều trị các thuốc dạng men bao gồm: người bị rối loạn đông máu di truyền như hemophilia (chứng máu loãng khó đông), rối loạn đông máu, dùng thuốc kháng đông, sắp phải trải qua phẫu thuật, dị ứng với protein, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, loét dạ dày.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Không nên sử dụng chymotrypsin cho phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Hiện chưa có báo cáo về khả năng của thuốc ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Không có bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào do sử dụng chymotrypsin ngoại trừ đối tượng đã nêu trong mục thận trọng khi sử dụng.
Nhiều nghiên cứu ở liều khuyến cáo cho thấy rằng trong xét nghiệm máu không phát hiện các men sau 24-48 giờ. Các tác dụng phụ thoáng qua có thể thấy (nhưng biến mất khi ngưng điều trị hoặc giảm liều) bao gồm: thay đổi sắc da, cân nặng, mùi phân. Một
vài trường hợp có thể bị rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.
Với liều cao, phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da có thể xảy ra.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Nhiều nghiên cứu ở liều khuyến cáo cho thấy rằng trong xét nghiệm máu không phát hiện các men sau 24-48 giờ. Các tác dụng phụ thoáng qua có thể thấy (nhưng biến mất khi ngưng điều trị hoặc giảm liều) bao gồm: thay đổi sắc da, cân nặng, mùi phân. Một
vài trường hợp có thể bị rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.
Với liều cao, phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da có thể xảy ra.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Chymotrypsin thường được dùng phối hợp với các thuốc dạng men khác để gia tăng hiệu quả điều trị. Thêm vào đó, chế độ ăn cân đối hoặc sử dụng vitamin và bổ sung muối khoáng được khuyến cáo để gia tăng hoạt tính chymotrypsin.
Một vài loại hạt như hạt đậu jojoba (ở Bắc Mỹ), đậu nành có chứa nhiều loại protein ức chế hoạt tính chymotrypsin. Tuy nhiên, những protein này có thể bị bất hoạt khi đun sôi.
Không nên sử dụng chymotrypsin với acetylcystein, một thuốc dùng để làm tan đàm đường hô hấp, và không nên phối hợp chymotrypsin với thuốc kháng đông vì làm gia tăng hiệu lực của chúng.
Một vài loại hạt như hạt đậu jojoba (ở Bắc Mỹ), đậu nành có chứa nhiều loại protein ức chế hoạt tính chymotrypsin. Tuy nhiên, những protein này có thể bị bất hoạt khi đun sôi.
Không nên sử dụng chymotrypsin với acetylcystein, một thuốc dùng để làm tan đàm đường hô hấp, và không nên phối hợp chymotrypsin với thuốc kháng đông vì làm gia tăng hiệu lực của chúng.
10. Dược lý
Chống phù nề và kháng viêm dạng men.
Như một thuốc kháng viêm, chymotrypsin và các men tiêu protein khác ngăn chặn tổn thương mô trong quá trình viêm và hình thành sợi tơ huyết (fibrin). Men tiêu protein tham gia vào quá trình phân hủy sợi tơ huyết được gọi là quá trình tiêu sợi huyết. Sợi tơ huyết hình thành lớp rào bao quanh vùng viêm gây tắc nghẽn mạch máu và mạch bạch huyết dẫn đến hiện tượng phù nề tại vùng viêm. Sợi tơ huyết cũng có thể phát triển thành các cục máu đông.
Như một thuốc kháng viêm, chymotrypsin và các men tiêu protein khác ngăn chặn tổn thương mô trong quá trình viêm và hình thành sợi tơ huyết (fibrin). Men tiêu protein tham gia vào quá trình phân hủy sợi tơ huyết được gọi là quá trình tiêu sợi huyết. Sợi tơ huyết hình thành lớp rào bao quanh vùng viêm gây tắc nghẽn mạch máu và mạch bạch huyết dẫn đến hiện tượng phù nề tại vùng viêm. Sợi tơ huyết cũng có thể phát triển thành các cục máu đông.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Hiện không có thông tin về triệu chứng có thể xảy ra khi dùng quá liều chymotrypsine. Nếu nghi ngờ quá liều, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc phòng cấp cứu.
12. Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C, tránh ẩm và ánh sáng.