Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Kaldyum 600mg
Kali chlorid 600mg
2. Công dụng của Kaldyum 600mg
Thuốc Kaldyum 600Mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Phòng ngừa và/hoặc điều trị giảm kali huyết do các tình trạng và điều kiện khác nhau như nôn, tiêu chảy, tuyến thượng thận tăng hoạt động, tăng thải trừ kali ở thận, dùng các thuốc lợi tiểu làm mất muối hoặc các corticosteroid.
Phòng ngừa và/hoặc điều trị giảm kali huyết do các tình trạng và điều kiện khác nhau như nôn, tiêu chảy, tuyến thượng thận tăng hoạt động, tăng thải trừ kali ở thận, dùng các thuốc lợi tiểu làm mất muối hoặc các corticosteroid.
3. Liều lượng và cách dùng của Kaldyum 600mg
Cách dùng
Dùng đường uống. Uống nguyên viên với một ly nước đầy, trong hay sau bữa ăn.
Liều > 2 viên/ngày thì thì chia thành 2 hoặc nhiều lần hơn để uống.
Liều dùng
Liều lượng phải được xác định theo nhu cầu của từng cá nhân.
Liều thông thường ở người lớn là 2 - 3 viên/ngày để phòng ngừa giảm kali huyết và 5 - 12 viên/ngày để điều trị giảm kali huyết. Cần kiểm tra thường xuyên nồng độ kali trong huyết thanh.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Dùng đường uống. Uống nguyên viên với một ly nước đầy, trong hay sau bữa ăn.
Liều > 2 viên/ngày thì thì chia thành 2 hoặc nhiều lần hơn để uống.
Liều dùng
Liều lượng phải được xác định theo nhu cầu của từng cá nhân.
Liều thông thường ở người lớn là 2 - 3 viên/ngày để phòng ngừa giảm kali huyết và 5 - 12 viên/ngày để điều trị giảm kali huyết. Cần kiểm tra thường xuyên nồng độ kali trong huyết thanh.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
4. Chống chỉ định khi dùng Kaldyum 600mg
Thuốc Kaldyum 600Mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Tăng kali huyết
Suy thận cấp ở giai đoạn thiểu niệu
Vô niệu và ure huyết
Suy thận mạn ở giai đoạn giữ ure huyết
Bệnh Addison không được điều trị
Mất nước cấp
Chức năng tiêu hóa bị chậm do nguồn gốc cơ năng hay chức năng (như thực quản bị chèn ép, chậm tốc độ làm rỗng dạ dày, tắc ruột, hẹp môn vị)
Tăng kali huyết
Suy thận cấp ở giai đoạn thiểu niệu
Vô niệu và ure huyết
Suy thận mạn ở giai đoạn giữ ure huyết
Bệnh Addison không được điều trị
Mất nước cấp
Chức năng tiêu hóa bị chậm do nguồn gốc cơ năng hay chức năng (như thực quản bị chèn ép, chậm tốc độ làm rỗng dạ dày, tắc ruột, hẹp môn vị)
5. Thận trọng khi dùng Kaldyum 600mg
Nên kiểm tra nồng độ kali trong huyết thanh thường xuyên và thỉnh thoảng đo điện tâm đồ trong khi điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch và thận.
Thận trọng khi sử dụng Kaldyum 600Mg cho bệnh nhân đang có hoặc có tiền sử loét dạ dày - ruột.
Cần thận trọng và theo dõi khi ngưng đột ngột Kaldyum 600Mg khi đang dùng chung với digitalis, vì khả năng giảm kali huyết khi ngừng thuốc sẽ làm tăng độc tính của digitalis.
Thận trọng khi sử dụng Kaldyum 600Mg cho bệnh nhân đang có hoặc có tiền sử loét dạ dày - ruột.
Cần thận trọng và theo dõi khi ngưng đột ngột Kaldyum 600Mg khi đang dùng chung với digitalis, vì khả năng giảm kali huyết khi ngừng thuốc sẽ làm tăng độc tính của digitalis.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thời kỳ mang thai
Trên chuột mang thai khi cho kali clorid với liều gấp 10 lần liều điều trị ở người thì thấy có sự gia tăng tỉ lệ thai chết và chậm tăng trưởng cùng với dấu hiệu độc tính ở mẹ. Tuy nhiên không có nghiên cứu dịch tễ nào về bất thường bẩm sinh ở trẻ khi mẹ dùng một liều lớn kali clorid trong thời kỳ mang thai. Do đó, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng cho phụ nữ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Việc dùng kali được xem là an toàn trong thời kỳ cho con bú. Sữa người bình thường có ít kali. Nếu nồng độ kali huyết thanh của mẹ được duy trì ở mức sinh lý thì không có hại gì cho đứa trẻ bú mẹ khi mẹ dùng kali clorid.
Trên chuột mang thai khi cho kali clorid với liều gấp 10 lần liều điều trị ở người thì thấy có sự gia tăng tỉ lệ thai chết và chậm tăng trưởng cùng với dấu hiệu độc tính ở mẹ. Tuy nhiên không có nghiên cứu dịch tễ nào về bất thường bẩm sinh ở trẻ khi mẹ dùng một liều lớn kali clorid trong thời kỳ mang thai. Do đó, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng cho phụ nữ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Việc dùng kali được xem là an toàn trong thời kỳ cho con bú. Sữa người bình thường có ít kali. Nếu nồng độ kali huyết thanh của mẹ được duy trì ở mức sinh lý thì không có hại gì cho đứa trẻ bú mẹ khi mẹ dùng kali clorid.
8. Tác dụng không mong muốn
Khi sử dụng thuốc Kaldyum 600Mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, có thể gặp tình trạng xuất huyết, loét, tắc nghẽn hay thủng đường tiêu hóa nhất là khi có sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, có thể gặp tình trạng xuất huyết, loét, tắc nghẽn hay thủng đường tiêu hóa nhất là khi có sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Tăng nguy cơ tăng kali huyết khi dùng đồng thời kali clorid với các thuốc sau:
Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (amilorid)
Thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril)
Heparin
Thuốc chẹn beta không chọn lọc
Các thuốc gây độc thận (như cisplatin, aminoglycosid)
Cyclosporin liều cao
Do đó, khi dùng Kaldyum 600Mg cùng với các thuốc trên cần theo dõi chặt chẽ nồng độ kali trong huyết thanh.
Các thuốc làm tăng thải trừ kali qua thận, bao gồm thuốc lợi tiểu thiazid (hydroclorothiazid), thuốc lợi tiểu quai (furosemid), corticosteroid, amphotericin B, insulin, các thuốc kháng acid, thuốc nhuận tràng có thể làm giảm nồng độ kali trong huyết thanh. Do đó nhu cầu kali clorid có thể tăng lên ở những bệnh nhân dùng các thuốc trên, cần theo dõi chặt chẽ kali huyết.
Phối hợp Kaldyum 600Mg với các thuốc kháng viêm không steroid hay các thuốc kháng cholinergic có thể gây tăng tác dụng phụ về tiêu hóa.
Cần thận trọng và theo dõi chặt chẽ nồng độ kali huyết khi bổ sung kali ở bệnh nhân đang điều trị với digitalis. Tránh ngưng bổ sung kali đột ngột vì khả năng giảm kali huyết sẽ làm tăng độc tính của digitalis.
Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (amilorid)
Thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril)
Heparin
Thuốc chẹn beta không chọn lọc
Các thuốc gây độc thận (như cisplatin, aminoglycosid)
Cyclosporin liều cao
Do đó, khi dùng Kaldyum 600Mg cùng với các thuốc trên cần theo dõi chặt chẽ nồng độ kali trong huyết thanh.
Các thuốc làm tăng thải trừ kali qua thận, bao gồm thuốc lợi tiểu thiazid (hydroclorothiazid), thuốc lợi tiểu quai (furosemid), corticosteroid, amphotericin B, insulin, các thuốc kháng acid, thuốc nhuận tràng có thể làm giảm nồng độ kali trong huyết thanh. Do đó nhu cầu kali clorid có thể tăng lên ở những bệnh nhân dùng các thuốc trên, cần theo dõi chặt chẽ kali huyết.
Phối hợp Kaldyum 600Mg với các thuốc kháng viêm không steroid hay các thuốc kháng cholinergic có thể gây tăng tác dụng phụ về tiêu hóa.
Cần thận trọng và theo dõi chặt chẽ nồng độ kali huyết khi bổ sung kali ở bệnh nhân đang điều trị với digitalis. Tránh ngưng bổ sung kali đột ngột vì khả năng giảm kali huyết sẽ làm tăng độc tính của digitalis.
10. Dược lý
Dược lực học
Kali là cation nội bào chủ yếu của phần lớn các mô trong cơ thể. Ion kali có vai trò quan trọng trong một số quá trình sinh lý cơ bản, bao gồm việc duy trì trương lực nội bào, sự lan truyền và truyền các xung động thần kinh qua xi-náp, sự co cơ tim, cơ xương và cơ trơn, duy trì hoạt động bình thường của thận. Kali cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng chuyển hóa acid - base.
Trong điều kiện sinh lý bình thường thì lượng kali đưa vào cơ thể hằng ngày qua thức ăn là đầy đủ. Tuy nhiên có thể thiếu hụt kali khi tốc độ kali mất đi qua thận, mồ hôi và/hoặc đường tiêu hóa nhiều hơn tốc độ đưa vào cơ thể. Tình trạng giảm kali huyết cũng có thể do sự tái phân bố kali từ ngăn ngoại bào vào trong tế bào do những yếu tố làm tăng sự hấp thu kali vào trong tế bào (như insulin, nhiễm kiềm chuyển hóa, giải phóng beta - adrenalin).
Sự thiếu hụt này cũng có thể do các tình trạng và điều kiện khác như tiêu chảy nặng, nôn, tăng aldosteron huyết nguyên phát hay thứ phát, nhiễm toan ceton trong bệnh tiểu đường, bổ sung kali không đủ ở những bệnh nhân được nuôi dưỡng lâu ngày qua đường tiêm truyền, dùng các thuốc lợi tiểu có làm mất muối hoặc các corticosteroid. Mất kali trong trường hợp này thường đi kèm với sự thiếu hụt cùng lúc clorid và có biểu hiện giảm kali huyết và nhiễm kiềm chuyển hóa.
Mất kali có thể gây suy nhược, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, bất thường ở điện tâm đồ, và trong trường hợp nặng, liệt và/hoặc giảm khả năng cô đặc nước tiểu. Mất kali kèm với nhiễm kiềm chuyển hóa được xử trí bằng cách điều trị các nguyên nhân cơ bản gây thiếu hụt kali và bổ sung kali clorid ở dạng thức ăn chứa nhiều kali hay dung dịch, viên nang, viên nén kali clorid.
Dùng liều lượng đúng có thể giúp duy trì nồng độ kali thích hợp ở trong và ngoài tế bào. Trong thử nghiệm in vitro, sự hòa tan hoàn toàn hoạt chất phải mất 24 giờ.
Dược động học
Kali clorid được hấp thu dễ dàng ở đường tiêu hóa. Hoạt chất của viên nang giải phóng chậm Kaldyum được gắn vào các hạt nhỏ để kéo dài việc phóng thích. Sau khi viên nang tan rã, các hạt nhỏ được phân tán và phóng thích hoạt chất dần dần khi đi qua đường tiêu hóa. Hai yếu tố trên sẽ ngăn kali clorid đạt nồng độ tại chỗ rất cao và do đó làm giảm tác dụng phụ ở hệ tiêu hóa.
Kali được thải trừ chủ yếu ở thận nhờ sự trao đổi natri - kali ở ống lượn xa. Khả năng bảo tồn kali của thận kém, kali vẫn được đào thải qua nước tiểu mặc dù cơ thể bị thiếu hụt nhiều. Sự bài tiết kali ở thận bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm nồng độ ion Cl-, sự trao đổi ion H+, cân bằng acid - base, và các hormon nội tiết của tuyến thượng thận. Một ít kali được đào thải trong phân và một lượng nhỏ có thể thải trong nước bọt, mồ hôi, mật và dịch tụy.
Kali là cation nội bào chủ yếu của phần lớn các mô trong cơ thể. Ion kali có vai trò quan trọng trong một số quá trình sinh lý cơ bản, bao gồm việc duy trì trương lực nội bào, sự lan truyền và truyền các xung động thần kinh qua xi-náp, sự co cơ tim, cơ xương và cơ trơn, duy trì hoạt động bình thường của thận. Kali cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng chuyển hóa acid - base.
Trong điều kiện sinh lý bình thường thì lượng kali đưa vào cơ thể hằng ngày qua thức ăn là đầy đủ. Tuy nhiên có thể thiếu hụt kali khi tốc độ kali mất đi qua thận, mồ hôi và/hoặc đường tiêu hóa nhiều hơn tốc độ đưa vào cơ thể. Tình trạng giảm kali huyết cũng có thể do sự tái phân bố kali từ ngăn ngoại bào vào trong tế bào do những yếu tố làm tăng sự hấp thu kali vào trong tế bào (như insulin, nhiễm kiềm chuyển hóa, giải phóng beta - adrenalin).
Sự thiếu hụt này cũng có thể do các tình trạng và điều kiện khác như tiêu chảy nặng, nôn, tăng aldosteron huyết nguyên phát hay thứ phát, nhiễm toan ceton trong bệnh tiểu đường, bổ sung kali không đủ ở những bệnh nhân được nuôi dưỡng lâu ngày qua đường tiêm truyền, dùng các thuốc lợi tiểu có làm mất muối hoặc các corticosteroid. Mất kali trong trường hợp này thường đi kèm với sự thiếu hụt cùng lúc clorid và có biểu hiện giảm kali huyết và nhiễm kiềm chuyển hóa.
Mất kali có thể gây suy nhược, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, bất thường ở điện tâm đồ, và trong trường hợp nặng, liệt và/hoặc giảm khả năng cô đặc nước tiểu. Mất kali kèm với nhiễm kiềm chuyển hóa được xử trí bằng cách điều trị các nguyên nhân cơ bản gây thiếu hụt kali và bổ sung kali clorid ở dạng thức ăn chứa nhiều kali hay dung dịch, viên nang, viên nén kali clorid.
Dùng liều lượng đúng có thể giúp duy trì nồng độ kali thích hợp ở trong và ngoài tế bào. Trong thử nghiệm in vitro, sự hòa tan hoàn toàn hoạt chất phải mất 24 giờ.
Dược động học
Kali clorid được hấp thu dễ dàng ở đường tiêu hóa. Hoạt chất của viên nang giải phóng chậm Kaldyum được gắn vào các hạt nhỏ để kéo dài việc phóng thích. Sau khi viên nang tan rã, các hạt nhỏ được phân tán và phóng thích hoạt chất dần dần khi đi qua đường tiêu hóa. Hai yếu tố trên sẽ ngăn kali clorid đạt nồng độ tại chỗ rất cao và do đó làm giảm tác dụng phụ ở hệ tiêu hóa.
Kali được thải trừ chủ yếu ở thận nhờ sự trao đổi natri - kali ở ống lượn xa. Khả năng bảo tồn kali của thận kém, kali vẫn được đào thải qua nước tiểu mặc dù cơ thể bị thiếu hụt nhiều. Sự bài tiết kali ở thận bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm nồng độ ion Cl-, sự trao đổi ion H+, cân bằng acid - base, và các hormon nội tiết của tuyến thượng thận. Một ít kali được đào thải trong phân và một lượng nhỏ có thể thải trong nước bọt, mồ hôi, mật và dịch tụy.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Trong trường hợp quá liều có thể xảy ra dị cảm, yếu cơ, hạ huyết áp, choáng, loạn nhịp thất, rung thất, rối loạn dẫn truyền xung động, ngưng tim. Khi nồng độ kali cao có hình ảnh điện tâm đồ đặc trưng (sóng T cao và nhọn, đoạn ST lõm, mất sóng P, đoạn QT kéo dài, phức hợp QRS rộng). Để xử trí quá liều có thể rửa dạ dày, truyền dung dịch muối, glucose và insulin hoặc gây tiểu nhiều. Có thể cần phải thẩm phân phúc mạc hay thẩm phân máu.
12. Bảo quản
Xem trên bao bì.