Thông tin sản phẩm
1. Panalganeffer 500mg là thuốc gì?
Panalganeffer 500mg với thành phần chính là Paracetamol được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long tại Việt Nam. Thuốc dược chỉ định dùng để điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình như đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng, đau bụng kinh, đau nhức cơ thể do cảm cúm, cảm lạnh, đau răng,...
Panalganeffer 500mg được bào chế dưới dạng viên sủi bọt, tan nhanh trong nước. Thuốc được đóng gói trong hộp 4 vỉ x 4 viên (16 viên/ hộp).
2. Thành phần Panalganeffer 500mg
- Hoạt chất: Paracetamol 500mg
- Tá dược: Acid citric khan, natri hydrocarbonat, natri carbonat khan, isomalt, aspartam, povidone K30, natri benzoat, polyethylen glycol, bột hương vị cam
3. Công dụng thuốc Panalganeffer 500mg
Điều trị các triệu chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa: nhức đầu, sốt, đau nhức do cảm cúm, đau răng, đau cơ. Không dùng paracetamol để điều trị thấp khớp và các cơn đau có nguồn gốc nội tạng.
4. Liều lượng và cách dùng Panalganeffer 500mg
Cách dùng
Hòa tan viên sủi Panalganeffer 500mg vào khoảng 200 ml nước đến khi sủi hết bọt. Nên uống thuốc sau bữa ăn.
Liều dùng
Không dùng quá 6 viên mỗi ngày.
Khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc từ 4 đến 6 giờ. Trường hợp suy thận, khoảng cách tối thiểu là 8 giờ.
Nếu cơn đau tiếp tục kéo dài quá 5 ngày, không nên tiếp tục điều trị mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
Liều hàng ngày của paracetamol chỉ định khoảng 60 mg/kg/ngày, chia làm 4 – 6 lần.
Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi
Uống 1 viên/lần, nếu cần dùng lại sau 4 – 6 giờ. Nếu đau nhiều, có thể dùng 2 viên/lần, nhưng không quá 6 viên/ngày.
Bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải Creatinin < 10 ml/phút)
Khoảng cách giữa các liều ít nhất là 8 giờ.
Không sử dụng đồng thời với các thuốc khác có chứa paracetamol.
5. Chống chỉ định
- Quá mẫn với các thành phần của thuốc Panalganeffer 500mg
- Người bệnh gan nặng, bệnh thận, bệnh tim, bệnh phổi và người bệnh nhiều lần thiếu máu
- Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD)
6. Thận trọng
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP). Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị. Ðôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra.
Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p - aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng paracetamol. Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol; nên tránh hoặc hạn chế uống rượu. Cần thận trọng khi sử dụng paracetamol cho bệnh nhân nghiện rượu, suy thận nặng hoặc suy gan nặng. Nguy cơ quá liều lớn hơn ở những bệnh nhân có bệnh gan không xơ gan do rượu.
7. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kì mang thai: chỉ nên dùng Panalganeffer 500mg khi thật cần thiết
- Thời kì cho con bú: không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ
8. Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có báo cáo
9. Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: ngủ gà, an thần; khô miệng
Ít gặp: ban da; buồn nôn, nôn; loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày
Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn; chóng mặt, buồn nôn
Xử trí: Ngưng dùng thuốc Panalganeffer 500mg khi có bất kì một phản ứng dị ứng nào xảy ra. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc
10. Tương tác thuốc
Uống dài ngày liều cao thuốc Panalganeffer 500mg làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan. Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra dùng đồng thời với isoniazid cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính gan.
Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc. Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể làm tăng tác dụng ức chế TKTW. Thuốc gây ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.
Chloramphenicol: Paracetamol có thể làm tăng thời gian bán thải của chloramphenicol.
Metoclopramid hoặc domperidon: Tốc độ hấp thu của paracetamol có thể được tăng lên bởi metoclopramid hoặc domperidon.
Cholestyramin: Tốc độ hấp thu của paracetamol có thể giảm nếu dùng chung với cholestyramin.
11. Dược lý
Dược lực học
Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt. Làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, hiếm làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Khi dùng quá liều paracetamol một chất chuyển hóa là N- acetyl-benzoquinoimin gây độc nặng cho gan.
Dược động học
Paracetamol hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Phân bố đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể, 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương. Thải trừ 90 - 100% thuốc qua nước tiểu ngày thứ 1, chủ yếu sau khi liên hợp trong gan với acid glucuronic (khoảng 60%), acid sulfuric (khoảng 35%), hoặc cystein (khoảng 3%) cũng phát hiện 1 lượng nhỏ những chất chuyển hóa hydroxyl hoá và khử acetyl.
Paracetamol bị N-hydroxyl hóa bởi cytochrom P450 để tạo nên N-acetylbenzoquinonimin, một chất trung gian có tính phản ứng cao. Chất chuyển hóa này bình thường phản ứng với các nhóm sulfhydryl trong glutathion và bị khử hoạt tính. Nếu uống liều cao paracetamol, chất chuyển hóa này tạo thành một lượng đủ để làm cạn kiệt glutathion của gan. Phản ứng của nó với nhóm sulfhydryl của protein gan tăng lên dẫn đến hoại tử gan.
12. Quá liều
Các triệu chứng quá liều của paracetamol trong 24 giờ đầu tiên là xanh xao, buồn nôn, nôn, chán ăn và đau bụng. Tổn thương gan có thể trở nên rõ ràng sau khi uống 12-48 giờ . Bất thường về chuyển hóa glucose và toan chuyển hóa có thể xảy ra. Trong nhiễm độc nặng, suy gan có thể tiến triển thành bệnh não, xuất huyết, hạ đường huyết, phù não và tử vong. Suy thận cấp tính với hoại tử ống thận cấp, đái ra máu và protein niệu có thể phát triển ngay cả trong trường hợp không có tổn thương gan nghiêm trọng. Loạn nhịp tim và viêm tụy đã được báo cáo.
Điều trị:
Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực.
Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Ðiều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N-acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N-acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp.
Nếu không có N-acetylcystein, có thể dùng methionin (xem chuyên luận Methionin). Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.
Ðiều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải.
Rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu.
13. Giá viên sủi Panalganeffer 500mg
Nếu bạn muốn biết chính xác giá thuốc Panalganeffer 500mg, bạn chỉ cần truy cập vào website/ ứng dụng của Medigo và tìm kiếm tên thuốc, chọn nhà thuốc ở gần bạn và giá cả sẽ được công khai hoàn toàn để bạn có thể tham khảo. Hiện nay, thuốc Panalganeffer 500mg trên ứng dụng Medigo có giá là 44.000 VNĐ/ hộp/ 4 vỉ x 4 viên, 11.000 VNĐ/ vỉ 4 viên. Liên hệ ngay với các dược sĩ để được tư vấn, báo giá miễn phí nhé!
14. Mua thuốc hạ sốt Panalganeffer 500mg ở đâu?
Medigo là giải pháp đặt thuốc online chăm sóc sức khỏe được nhiều khách hàng chọn lựa bởi:
- Các hiệu thuốc liên kết với Medigo đề đạt chuẩn GPP
- Giao thuốc nhanh chóng trong vòng 20 - 30 phút
- Được tư vấn, trao đổi trực tiếp từ các dược sĩ nhiều kinh nghiệm
- Hoạt động 24/24 bất kể ngày đêm
- Hỗ trợ thanh toán online vô cùng tiện lợi
- Freeship 20K cho đơn hàng đầu tiên
Hãy tải ngay app Medigo để đặt mua thuốc Panalganeffer 500mg chính hãng, chất lượng cao, giao hàng tận nơi trong thời gian nhanh chóng với mức giá hợp lí, cạnh tranh nhất trên thị trường.