lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc kháng sinh Zolgyl hộp 20 viên

Thuốc kháng sinh Zolgyl hộp 20 viên

Danh mục:Thuốc kháng sinh
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Spiramycin, Metronidazol
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Thương hiệu:Bidiphar
Số đăng ký:VD-28244-17
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Zolgyl

Spiramycin 750.000 IU
Metronidazol 125 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
(Tá dược: Lactose, tinh bột mì, gelatin, natri lauryl sulfat, glycerin, povidone, natri croscarmellose, colloidal silicon dioxid, magnesi stearat, HPMC, talc, titan dioxyd, PEG 4000, màu đỏ Erythrosin lake, màu vàng Tartrazin lake)

2. Công dụng của Zolgyl

- Nhiễm khuẩn răng miệng cấp tính, mạn tính hoặc tái phát, đặc biệt là áp xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm.
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu.

3. Liều lượng và cách dùng của Zolgyl

- Người lớn: 4 - 6 viên/ngày, chia 2 – 3 lần, uống trong bữa ăn. Trường hợp nặng (điều trị tấn công), liều có thể tới 8 viên/ngày.
Trẻ em 10 - 15 tuổi: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
- Trẻ em 6 - 10 tuổi: 2 viên/ngày, chia 2 lần.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Không khuyến cáo sử dụng.

4. Chống chỉ định khi dùng Zolgyl

- Người có tiền sử quá mẫn với spiramycin, metronidazol hoặc với các kháng sinh nhóm macrolid, các dẫn chất nitroimidazol khác hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Không kết hợp với disulfiram, rượu và các loại thuốc có chứa các chất trên.
- Trẻ em dưới 6 tuổi (do dạng bào chế không phù hợp với đối tượng này).

5. Thận trọng khi dùng Zolgyl

- Người cao tuổi có chức năng gan suy giảm, người có rối loạn chức năng gan.
- Người bị bệnh tim, loạn nhịp (bao gồm cả người có khuynh hướng kéo dài khoảng QT).
- Metronidazol có tác dụng ức chế alcol dehydrogenase và các enzym oxy hóa alcol khác. Thuốc có phản ứng nhẹ kiểu disulfiram như nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, co cứng bụng và ra mồ hôi. Cần theo dõi và không dùng rượu, các chế phẩm có cồn khi uống thuốc.
- Viên nén bao phim Zolgyl có chứa tả dược màu tartrazin lake và erythrosin lake, do đó cần thận trọng khi sử dụng vì có thể gây phản ứng dị ứng.
Sản phẩm có chứa lactose, do đó không dùng thuốc này cho bệnh nhân bị vấn đề di truyền không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose galactose.
- Bệnh nhân bị dị ứng với lúa mì không nên sử dụng thuốc này.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Không nên dùng cho người mang thai, trừ khi bắt buộc phải dùng, dùng theo chỉ định của Bác sĩ và phải theo dõi thật cần thận.
Thời kỳ cho con bú: Thuốc bài tiết qua sữa mẹ, dùng thận trọng cho phụ nữ cho con bú. Nên ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Bệnh nhân cần được thông báo về nguy cơ tiềm ẩn bị chóng mặt, lú lẫn, ảo giác hoặc co giật và không nên lái xe hay sử dụng máy móc thiết bị trong trường hợp bị rối loạn như vậy.

8. Tác dụng không mong muốn

Liên quan spiramycin
- Hệ tiêu hóa: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và các trường
hợp rất hiếm gặp của viêm đại tràng giả mạc.
- Da và các phần phụ:
Phát ban, nổi mề đay, ngứa.
Rất hiếm khi phù mạch, sốc phản vệ.
Trường hợp rất hiếm của bệnh mụn mủ cấp tổng quát.
- Hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi:
Dị cảm thoáng qua và không thường xuyên
- Gan:
Trường hợp rất hiếm gặp: các xét nghiệm gan bất thường.
- Máu:
Trường hợp thiếu máu tán huyết rất hiếm gặp đã được báo cáo
Liên quan metronidazol:
- Hệ tiêu hóa:
Rối loạn tiêu hóa nhẹ (đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy).
Viêm lưỡi với cảm giác khô miệng, viêm miệng, vị kim loại, biếng ăn.
Đặc biệt, các trường hợp viêm tụy hồi phục khi ngưng điều trị.
- Da và phần phụ:
Sung huyết, ngứa, đôi khi sốt phát ban.
Mày đay, phù mạch, đặc biệt là sốc phản vệ.
- Hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi:
Đau đầu.
Cảm giác đau thần kinh ngoại vi.
Co giật, chóng mặt, mất điều hòa.
- Rối loạn tâm thần:
Nhầm lẫn, ảo giác.
- Máu:
Trường hợp rất hiếm gặp: giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu
cầu.
- Gan:
Rất hiếm gặp trường hợp xét nghiệm chức năng gan bất thường có hồi phục và viêm gan ứ mật.
- Khác:
Nước tiểu đổi màu nâu đỏ do sự hiện diện của các sắc tố tan trong nước
từ sự trao đổi chất của sản phẩm.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

- Dùng spiramycin đồng thời với thuốc uống ngừa thai sẽ làm mất tác dụng phòng ngừa thụ thai.
- Spiramycin làm giảm nồng độ của levodopa trong máu nếu dùng đồng thời.
- Metronidazol có thể gây tăng tác dụng thuốc uống chống đông máu, đặc biệt warfarin, vì vậy tránh dùng đồng thời hoặc theo dõi thời gian prothrombin hoặc điều chỉnh liều thuốc chống đông Metronidazol gây phản ứng kiểu disulfiram. Vì vậy không dùng đồng thời 2 thuốc này hoặc phải dùng thuốc cách xa nhau, không uống rượu hoặc dùng đồng thời các thuốc có chứa cồn khi đang dùng metronidazol.
- Dùng đồng thời metronidazol và phenobarbital làm tăng chuyển hóa metronidazol nên metronidazol thải trừ nhanh hơn.
- Metronidazol làm tăng nồng độ lithi huyết thanh ở bệnh nhân đang điều trị lithi liều cao.
Metronidazol có thể tương tác với terfenadin và astemisol khi dùng đồng thời gây kéo dài khoảng QT, loạn nhịp, nhịp nhanh…, thận trọng và không nên dùng đồng thời các thuốc này.
- Cimetidin ức chế chuyển hóa, tăng thải trừ metronidazol, dẫn đến tăng phản ứng phụ, cần cân nhắc khi sử dụng đồng thời.
- Metronidazol làm tăng độc tính của fluorouracil do giảm độ thanh thải.
- Tương tác với các xét nghiệm chẩn đoán: Metronidazol có thể làm bất động xoắn khuẩn, do đó gây dương tính giả xét nghiệm Nelson.

10. Dược lý

Nhóm dược lý: Kháng sinh
Mã ATC: J01RA04
Dược lý và cơ chế tác dụng:
- Spiramycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid có phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn trên vi khuẩn đang phân chia tế bào. Ở các nồng độ trong huyết thanh, thuốc có tác dụng chủ yếu kìm khuẩn, nhưng khi đạt nồng độ cao, thuốc có thể diệt khuẩn chậm đối với vi khuẩn nhạy cảm nhiều. Spiramycin ngăn cản vi khuẩn tổng hợp protein do tác dụng trên các tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn.
- Spiramycin có tác dụng kháng các chủng Gram dương, các chủng Coccus như Staphylococcus, Pneumococcus, Meningococcus, phần lớn chủng Gonococcus, 75% chủng Streptococcus, và Enterococcus. Các chủng Bordetella pertussis, Corynebacteria, Chlamydia, Actinomyces, một số chủng Mycoplasma và Toxoplasma cũng nhạy cảm với spiramycin. Spiramycin không có tác dụng với các vi khuẩn đường ruột Gram âm.
- Metronidazol là một dẫn chất 5-nitroimidazol, có phổ hoạt tính rộng trên động vật nguyên sinh như amip, Giardia và vi khuẩn kỵ khí.
Trong tế bào vi khuẩn hoặc động vật nguyên sinh, nhóm 5-nitro của metronidazol bị khử bởi nitroreductase của vi khuẩn thành các chất
trung gian độc với tế bào. Các chất này liên kết với cấu trúc xoắn của phân tử DNA làm ngừng quá trình sao chép, cuối cùng làm tế bào chết.

11. Quá liều và xử trí quá liều

- Chưa biết liều spiramycin gây độc, ngộ độc quá liều metronidazol khi uống một liều duy nhất 15g. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn và mất điều hòa, bệnh lý thần kinh ngoại biên, động kinh, kéo dài khoảng QT.
- Xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

12. Bảo quản

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(11 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.7/5.0

8
3
0
0
0