Ngô Ngọc Cẩm Tú
Đã duyệt nội dung
Ngô Ngọc Cẩm Tú
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Roxithin 150mg
Hoạt chất: Roxithromycin B.P. 150mg.
Tá dược: Cellulose vi tinh thể, tinh bột bắp, Povidone (PVPK 30), Natri starch glycolate, Magie stearat, Talc tinh khiết, Isopropyl alcohol, Macrogols (PEG 6000), Dichloromethane, Opadry white, Titan dioxid.
Tá dược: Cellulose vi tinh thể, tinh bột bắp, Povidone (PVPK 30), Natri starch glycolate, Magie stearat, Talc tinh khiết, Isopropyl alcohol, Macrogols (PEG 6000), Dichloromethane, Opadry white, Titan dioxid.
2. Công dụng của Roxithin 150mg
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: bệnh viêm phổi, viêm phế quản cấp và mãn tính, áp xe phổi, và viêm phổi không điển hình.
- Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai cấp, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang.
- Nhiễm khuẩn sinh dục, niệu đạo: viêm niệu đạo không do lậu cầu, nhiễm Chlamydia, viêm cổ tử cung âm đạo.
- Các nhiễm khuẩn khác: một vài trường hợp nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn trong phẫu thuật và nhiễm khuẩn răng cấp.
- Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai cấp, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang.
- Nhiễm khuẩn sinh dục, niệu đạo: viêm niệu đạo không do lậu cầu, nhiễm Chlamydia, viêm cổ tử cung âm đạo.
- Các nhiễm khuẩn khác: một vài trường hợp nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn trong phẫu thuật và nhiễm khuẩn răng cấp.
3. Liều lượng và cách dùng của Roxithin 150mg
Liều thông thường của người lớn là 150mg, 2 lần mỗi ngày, uống 15 phút trước khi ăn. Liều cho trẻ em là 2.5 đến 5 mg/kg mỗi 12 giờ. Không cần phải thay đổi liều ở người cao tuổi hoặc ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Đối với bệnh nhân suy gan nặng, liều 150mg một lần mỗi ngày. Thời gian điều trị 7 - 10 ngày.
4. Chống chỉ định khi dùng Roxithin 150mg
Mẫn cảm với Roxithromycin.
5. Thận trọng khi dùng Roxithin 150mg
Nên thận trọng khi dùng Roxithromycin cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc đặc biệt là với các macrolid khác.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai:
Roxithromycin chỉ nên dùng cho phụ nữ có thai nếu được chỉ định rõ ràng có cân nhắc giữa lợi ích có thể và nguy cơ tiềm tàng.
Thời kỳ cho con bú:
Roxithromycin bài tiết qua sữa mẹ nên cần thận trọng khi dùng thuốc này cho phụ nữ đang cho con bú.
Roxithromycin chỉ nên dùng cho phụ nữ có thai nếu được chỉ định rõ ràng có cân nhắc giữa lợi ích có thể và nguy cơ tiềm tàng.
Thời kỳ cho con bú:
Roxithromycin bài tiết qua sữa mẹ nên cần thận trọng khi dùng thuốc này cho phụ nữ đang cho con bú.
7. Tác dụng không mong muốn
Roxithromycin được dung nạp tốt. Những tác dụng ngoại ý hay gặp nhất là: buồn nôn, đau bụng, rối loạn dạ dày nhẹ, đau đầu, chóng mặt yếu và nôn.
8. Tương tác với các thuốc khác
- Phối hợp roxithromycin với một trong các thuốc sau: astemisol, terfenadin, cisaprid, có khả năng gây loạn tim trầm trọng. Do đó không được phối hợp với các thuốc này để điều trị.
- Không có tương tác đáng kể với warfarin, carbamazepin, cyclosporin và thuốc tránh thai uống.
- Làm tăng nhẹ nồng độ theophylin hoặc cyclosporin trong huyết tương, nhưng không cần phải thay đổi liều thường đùng.
- Có thể làm tăng nồng độ disopyramid không liên kết trong huyết thanh.
- Không nên phối hợp với bromocriptin vì roxithromycin làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.
- Không có tương tác đáng kể với warfarin, carbamazepin, cyclosporin và thuốc tránh thai uống.
- Làm tăng nhẹ nồng độ theophylin hoặc cyclosporin trong huyết tương, nhưng không cần phải thay đổi liều thường đùng.
- Có thể làm tăng nồng độ disopyramid không liên kết trong huyết thanh.
- Không nên phối hợp với bromocriptin vì roxithromycin làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.
9. Dược lý
Roxithromycin là kháng sinh macrolid, có phổ tác dụng rộng với các vi khuẩn Gram dương và một vài vi khuẩn Gram âm. Trên lâm sàng roxithromycin thường có tác dụng đối với Streptococcus pyogenes, S. viridans, S.pneumoniae, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicilin, Bordetella pertussis, Branhamella catarrhalis, Corynebacterium diphteriae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia trachomatis, Legionella pneumophilia, Helicobacter pylori và Borrelia burgdorferi.
Roxithromycin có nửa đời dài hơn và ít có tương tác thuốc hơn erythromycin. Nhưng khi có kháng erythromycin thì cũng thấy kháng roxithromycin tương tự.
Roxithromycin có thể coi như thuốc thay thế erythromycin với khả dụng sinh học tin cậy hơn khi uống, và ít có vấn đề hơn đối với hệ tiêu hóa. Tuy vậy tác dụng kháng sinh của hai thuốc hoàn toàn giống nhau. Phổ kháng khuẩn của erythromycin và roxithromycin đều giống như benzyl penicilin. Vì vậy các kháng sinh macrolid này dùng để điều trị người bị nhiễm khuẩn nhạy cảm nhưng lại dị ứng với penicilin. Tuy nhiên, do kháng thuốc nên hiện nay tác dụng điều trị này đã thay đổi và không thể điều trị ngay cả viêm amidan do Streptococcus pyogenes hoặc viêm đường hô hấp do Streptococcus, Pneumococcus.
Roxithromycin có nửa đời dài hơn và ít có tương tác thuốc hơn erythromycin. Nhưng khi có kháng erythromycin thì cũng thấy kháng roxithromycin tương tự.
Roxithromycin có thể coi như thuốc thay thế erythromycin với khả dụng sinh học tin cậy hơn khi uống, và ít có vấn đề hơn đối với hệ tiêu hóa. Tuy vậy tác dụng kháng sinh của hai thuốc hoàn toàn giống nhau. Phổ kháng khuẩn của erythromycin và roxithromycin đều giống như benzyl penicilin. Vì vậy các kháng sinh macrolid này dùng để điều trị người bị nhiễm khuẩn nhạy cảm nhưng lại dị ứng với penicilin. Tuy nhiên, do kháng thuốc nên hiện nay tác dụng điều trị này đã thay đổi và không thể điều trị ngay cả viêm amidan do Streptococcus pyogenes hoặc viêm đường hô hấp do Streptococcus, Pneumococcus.
10. Quá liều và xử trí quá liều
Phản ứng nghiêm trọng đến mức độ đe dọa mạng sống chưa được báo cáo.
11. Bảo quản
Giữ nơi khô mát, tránh ánh sáng.