lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc kháng sinh Adolox hộp 100 viên

Thuốc kháng sinh Adolox hộp 100 viên

Danh mục:Thuốc kháng sinh
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Levofloxacin
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Thương hiệu:Rhydburg Pharmaceuticals
Số đăng ký:VN-19326-15
Nước sản xuất:Ấn Độ
Hạn dùng:24 tháng từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
Dược sĩDược sĩ Võ Văn Việt
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Võ Văn Việt
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Adolox

Hoạt chất: Levofloxacin 500 mg (dưới dạng Levofloxacin hemihydrat);
Tá dược: cellulose vi tỉnh thể, natri methyl paraben, natri starch glycollate, bột talc, tỉnh bột ngô, natri propyl paraben, titan dioxid, magnesi stearat, instalcoat universal mau tring (IC-U-1308), P.V.P.K-30, oxid sắt vàng, oxid sắt đỏ.

2. Công dụng của Adolox

Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin, như:
- Viêm xoang cấp.
- Đợt cấp viêm phế quản mạn.
- Viêm phổi nặng do vi khuẩn.
- Viêm phổi cộng đồng.
- Viêm tuyến tiền liệt.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc không.
- Nhiễm khuẩn da và tô chức đưới da có biến chứng hoặc không.
- Dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than.

3. Liều lượng và cách dùng của Adolox

- Liều dùng của levofloxacin áp dụng cho cả đường uống và đường tĩnh mạch. Các liều uống này đều có thể áp dụng cho các bệnh nhân có chức năng thận bình thường (độ thanh thải > 80 ml/phút), và liều uông cần phải thay đổi với các bệnh nhân bị suy thận nặng.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 500 mg, 1 lần/ ngày trong 7 ngày.
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 500 mg, 1 -2 lần/ngày trong 7-14 ngày
- Viêm xoang hàm trên cấp tinh: 500 mg, 1 lần/ngày trong 10-14 ngày
Nhiễm trùng da và tô chức dưới da
- Có biến chứng: 750 mg, 1 lần/ngày trong 7-14 ngày
- Không có biến chứng: 500 mg, 1 lần/ngày trong7- l0ngày
Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Có biển chứng: 250 mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày.
- Không có biến chứng: 250 mg, 1 lân/ngày trong 3 ngày.
- Viêm thận -bé thận cấp: 250 mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày.
Bệnh than: Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm vớitrực khuẩn than: ngày uống 1 lần, 500 mg, dùng trong 8 tuần,
- Điều trị bệnh than : truyền mạch, sau đó uống thuốc khi tình trạng người bệnh cho phép, liều 500mg,1 lần/ ngày, trong 8 tuần, Viêm tuyến tiền liệt : 500 mg/24 giờ, truyền tĩnh mạch. Sau vài ngày có thể chuyển sang uống.
Viêm tuyến tiền liệt: 500mg/ 24 giờ, truyền tĩnh mạch. Sau vài ngày có thể chuyển sang uống.
Liều dùng cho người bệnh suy thận:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, viêm thận bể thận cấp
Độ thanh thải creatinin 20 (ml/phút)
- Liều ban đầu: 250 mg
- Liều duy trì: 250 mg mỗi 24 giờ
Độ thanh thải creatinin 10-19 (ml/phút)
- Liều ban đầu: 250 mg
- Liều duy trì: 250 mg mỗi 48 giờ
Các chỉ định khác
Độ thanh thải creatinin 50-80 (ml/phút)
- Liều ban đầu: Không cần hiệu chỉnh liều
Độ thanh thải creatinin 20-49 (ml/phút)
- Liều ban đầu: 500 mg
- Liều duy trì: 250 mg mỗi 24 giờ
Độ thanh thải creatinin 10-19 (ml/phút)
- Liều ban đầu: 500 mg
- Liều duy trì: 125 mg mỗi 24 giờ
Thẩm tách máu
- Liều ban đầu: 500 mg
- Liều duy trì: 125 mg mỗi 24 giờ
Thẩm phân phúc mạc liên tục
- Liều ban đầu: 500 mg
- Liều duy trì: 125 mg mỗi 24 giờ
- Liều dùng cho người bệnh suy gan: Vì phần lớn levofloxacin được đảo thải ra nước tiểu dưới dạng không đổi, không cần thiết phải hiệu chỉnh liều trong trường hợp suy gan.
Cách dùng
- Dùng đường uống
- Thời điểm uống levofloxacin không phụ thuộc vào bữa ăn (có thế uống trong hoặc xa bữa ăn).
- Không được dùng các antacid có chứa nhôm và magnesi, chế phẩm có chứa kim loại nặng như sắt và kẽm, sucralfate (các dạng bào chế có chứa antacid) trong vòng 2 giờ trước và sau khi uỗng levoffoxacin.

4. Chống chỉ định khi dùng Adolox

- Người có tiền sử quá mẫn với levofloxacin, với các quinolon khác, hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân bị động kinh,
- Bệnh nhân thiếu hụt G6PD
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh ở gân cơ liên quan đến việc dùng fluoroquinolon.
- Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú

5. Thận trọng khi dùng Adolox

- Viêm gân đặc biệt là gân gót chân (Achile), có thể dẫn tới đứt gân. Biến chứng này có thể xuất hiện ở 48 giờ đầu tiên, sau khi bắt đầu dùng thuốc và có thể bị cả hai bên. Viêm gân xảy ra ra chủ yếu ở các đối tượng có nguy cơ: người trên 65 tuổi, đang dùng corticoid (kể cả đường phun . Hai yếu tố này làm tăng nguy cơ viêm gân. Để phòng, cần điều chỉnh liều lượng thuốc hàng ngày ở người bệnh lớn tuổi theo mức lọc cầu thận.
- Ảnh hưởng trên hệ cơ xương: levofloxacin, cũng như. phần lớn các quinolon khác, có thể gây thoái hoá sụn ở khớp chịu trọng lực trên nhiều loài động vật non, do đó không nên sử đụng levofloxacin cho trẻ em dưới 18 tuổi.
- Nhược cơ: Cần thận trọng ở người bệnh bị bệnh nhược cơ vì các biểu hiện có thể nặng lên.
- Phản ứng mẫn cảm: phản ứng mẫn cảm với nhiều biểu hiện lâm sảng khác nhau, thậm chí sốc phản vệ khi sử dụng các quinolon, bao gồm cả levofloxacin đã được thông báo. Cần ngừng thuốc ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng mẫn cảm và áp dụng các biện pháp xử trí thích hợp.
- Viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile: phản ứng bắt lợi này đã được thông báo với nhiều loại kháng sinh trong đó có levofloxacin, có thể xảy ra ở tất cả các mức độ từ nhẹ đến de doa tinh mang. Cần lưu ý chẩn đoán chính xác các trường hợp ia chảy xảy ra trong thời gian người bệnh đang sử dụng kháng sinh để có biện pháp xử trí thích hợp.
- Mẫn cảm với ánh sáng mức độ từ trung bình đến nặng đã được thông báo với nhiều kháng sinh nhóm fluoroquinolon, trong đó có levofloxacin (mặc dù đến nay, tỷ lệ gặp phản ứng bất lợi này khi sử dụng levofloxacin rất thấp <0,1%). Người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trong thời gian điều trị và 48 giờ sau khi điều trị.
- Tác dụng trên chuyến hoá: cũng như các quinolon khác, levofloxacin có thể gây ra rối loạn chuyển hoá đường, bao gém tăng và hạ đường huyết thường xảy ra ở các người bệnh đái tháo đường đang sử dụng levofloxacin đồng thời với một thuốc uống hạ đường huyết hoặc với insulin; do đó cần giám sát đường huyết trên người bệnh này, Nếu xây ra hạ đường huyết, cần ngừng levofloxacin và tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp.
- Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ: sử dụng các quinolon có thể gây kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ ở một số người bệnh và một số hiếm ca loạn nhịp, do đó cần tránh sử dụng trên các người bệnh sẵn có khoảng QT kéo dài, người bệnh hạ kali máu, người bệnh đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (quinidin, procainamid...) hoặc nhóm III (amiodaron, sotalol...); thận trọng khi sử dụng levofloxacin cho các người bệnh đang trong các tình trạng tiền loạn nhịp như nhịp chậm và thiếu máu cơ tỉm cấp.
- Cần ngừng levofloxacin trong các trường hợp: bắt đầu có các biểuhiện ban da hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng mẫn cảm hay của phản ứng bất lợi trên thần kinh trung ương. Cần giám sát người bệnh để phát hiện viêm đại tràng màng giả và có các biện pháp xử trí thích hợp khi xuất hiệnia chảy trong khi đang dùng levofloxacin.
- Khi xuất hiện dấu hiệu,viêm gân cần ngừng ngay thuốc, dé hai gân gót nghỉ với các dụng cụ cố định thích hợp hoặc nẹp gót chân và hội chân chuyên khoa.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

- Thời kỳ mang thai: Không dùng levofloxacin cho phụ nữ có thai.
- Thời kỳ cho con bú: Chưa đo được nông độ levofloxacin trong sữa mẹ, nhưng căn cứ vào khả năng phân bố vào sữa của ofloxacin, có the dự đoán rằng levofloxacin cũng được phân bố vào sữa mẹ. Vi thuốc có nhều nguy cơ tôn thương sụn khớp trên trẻ nhỏ, không cho con bú khi dùng levofloxacin.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Một số tác dụng không mong muốn (hoa mắt, chóng mặt, uễ oải, rối loạn thị giác) có thể làm giam kha nang tạp trung và phản ứng của bệnh nhân, do vậy có thế gây rủi ro trong các tình huống như lái xe hoặc vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

- Những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra bao gồm: mắt ngủ, chóng mặt, nôn, đau bụng khó tiêu, nổi mẫn, viêm phần phụ, đầy hơi, ngứa, đau nói chung, đau ngực đau lưng.
- Những tác dụng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp hơn: Thần kinh: Hoa mắt, căng thắng, kích động, lo ling; Tiêu hoá: Đau bụng,đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón; Gan: Tăng bilirubin huyết; Tiết niệu, sinh đục: Viêm âm đạo, nhiễm nắm candida sinh dục; Da: Ngứa, phát ban
- Những tác dụng xảy ra nhưng rất hiếm gặp: Tim mạch: Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp ; Tiêu hoá: Viêm đại tràng màng giả, khô miệng, viêm đạ dày, phù lưỡi; Cơ xương-khớp: Đau khớp, yếu cơ, đau cơ, viêm tuỷ xương, viêm gân Achille; Thần kinh: Co giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loan tâm thân; Dị ứng: Phù Quinck, choáng phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyelle.
- Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

- Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin: Khi sử dụng đồng thời có thể làm giảm hấp thu levofloxacin, cần uống các thuốc này cách xa levofloxacin ít nhất 2 giờ.
- Theophylin: Một số nghiên cứu trên người tình nguyện khoẻ mạnh cho thấy không có tương tác. Tuy nhiên do nồng độ trong huyết tương và AÚC theophylin thường bị tăng khi sử dụng đồng thời với các quinolon khác, vẫn cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và hiệu chỉnh liều nếu cần khi sử dụng đồng thời với levofloxacin.
- Warfarin: Do đã có thông báo warfarin tăng tác dụng khi dùng cùng với levofloxacin, cần giám sát các chỉ số về đông máu khi sử dụng đồng thời hai thuốc này.
- Cyclosporin, digoxin: Tương tác không có ý nghĩa lâm sàng, do đó không cần hiệu chỉnh liều các thuốc này khi dùng đồng thời với levofloxacin. 5 Các thuốc chống viêm không steroid: Có khả năng làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi dùng đồng thời với levofloxacin.
- Các thuốc hạ đường huyết: Dùng đồng thời với levofloxacin có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết, cần giám sát chặt chẽ.

10. Dược lý

- Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolon. Cũng như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II (DNA-gyrase) và/ hoặc topoisomerase IV là những enzym thiết yếu của vi khuẩn tham gia xúc tác trong quá trình sao chép, phiên mãvà tu stra DNA vi khuẩn. Levofloxacin là đồng phân L-isome ofloxacin, nó có tác dụng diệt khuẩn mạnh gấp 8 -128 so với đồng phân D-isome và tác dụng mạnh gấp khoảng 2 lần so với ofloxacin racemic.
- Levofloxacin, cũng như các fluoroquinolon khác là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âmvà Gram dương.Levofloxacin có tác dụng trê nhiều vi khuẩn Gram(+) và Gram(-). Nồng độ sát khuẩn thường bằng hoặc cao hơn so với nồng độ ức chế. Mặc dù có sự kháng chéo giữa Levofloxacin và một số các fluoroquinolone khác nhưng những vi khuẩn kháng với các fluoroquinolon vẫn có thể nhạy cảm với levofloxacin.
- Levofloxacin kháng lại các chủng vi khuẩn trên vitro và nhiễm khuẩn lâm sàng sau:
+ Vi khuẩn hiếu khi Gram (+): Enterococcus faecelis, Staphylococcus aureus, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcuspneumoniae, Streptococcuspyogenes...
+ Vi khuẩn hiếu khí Gram (-): Enterobacter cloacae, Escherichia Coli, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenze, Klabsiellapneumoniae, Legionellapneumophila, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Dùng thuốc không có thuốc giải độc đặc hiệu, xử trí quá liều bằng cách loại thuốc ngay khỏi đạ day, bù dịch đầy đủ cho người bệnh. Thắm tách máu và thâm phân phúc mạc liên tục không có hiệu quả loại levofloxacin ra khỏi cơ thê. Theo dõi điện tâm đồ vì khoảng cách QT kéo dài.

12. Bảo quản

Dưới 30°C, tráng ánh sáng trực tiếp và để xa tầm tay trẻ em

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(7 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.9/5.0

6
1
0
0
0