Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Cidetuss
Mỗi viên nang mềm chứa:
Hoạt chất: Guaifenesin 100mg, Cetirizin 2HCI 5mg, Dextromethorphan HBr 15mg.
Tá dược: Lecithin, Sáp ong, Dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin, Vanilin, Titan dioxid, L-Lysin HCI, Acid citric, FD&C Yellow No.5, FD&C Yellow No.1, Patent blue V.
Hoạt chất: Guaifenesin 100mg, Cetirizin 2HCI 5mg, Dextromethorphan HBr 15mg.
Tá dược: Lecithin, Sáp ong, Dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin, Vanilin, Titan dioxid, L-Lysin HCI, Acid citric, FD&C Yellow No.5, FD&C Yellow No.1, Patent blue V.
2. Công dụng của Cidetuss
Điều trị các trường hợp ho có đờm, ho do họng và phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải chất gây kích ứng đường hô hấp.
3. Liều lượng và cách dùng của Cidetuss
Uống trước hay sau bữa ăn.
- Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: uống 1 viên x 2 lần/ ngày.
- Trẻ em từ 4 đến dưới 6 tuổi: 1 viên/ngày.
Dạng bào chế và hàm lượng của thuốc không phù hợp để sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi.
- Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: uống 1 viên x 2 lần/ ngày.
- Trẻ em từ 4 đến dưới 6 tuổi: 1 viên/ngày.
Dạng bào chế và hàm lượng của thuốc không phù hợp để sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi.
4. Chống chỉ định khi dùng Cidetuss
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Trẻ em dưới 4 tuổi.
Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc ức chế men monoamin oxydase (MAO).
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Trẻ em dưới 4 tuổi.
Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc ức chế men monoamin oxydase (MAO).
5. Thận trọng khi dùng Cidetuss
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân ho có quá nhiều đờm và ho kéo dài hay mạn tính ở người hút thuốc, hen, tràn khí, viêm phế quản mạn tính, khí thủng phổi hoặc ho có quá nhiều đờm.
Điều chỉnh liều ở những bệnh nhân bị suy gan, suy thận vừa và nặng, hoặc bệnh nhân đang thẩm phân thận nhân tạo.
Tránh sử dụng thuốc ở những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin do guaifenesin gây rối loạn chuyển hóa porphyrin trên động vật thí nghiệm.
Thận trọng ở những bệnh nhân có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
Tránh sử dụng thuốc với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
Lạm dụng thuốc chứa guaifenesin có thể gây sỏi thận.
Lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan có thể xảy ra (tuy hiếm), đặc biệt là khi dùng thuốc liều cao. Bệnh nhân cần bù nước đầy đủ trong thời gian sử dụng thuốc. Không tự ý sử dụng thuốc quá 7 ngày mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
Điều chỉnh liều ở những bệnh nhân bị suy gan, suy thận vừa và nặng, hoặc bệnh nhân đang thẩm phân thận nhân tạo.
Tránh sử dụng thuốc ở những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin do guaifenesin gây rối loạn chuyển hóa porphyrin trên động vật thí nghiệm.
Thận trọng ở những bệnh nhân có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
Tránh sử dụng thuốc với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
Lạm dụng thuốc chứa guaifenesin có thể gây sỏi thận.
Lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan có thể xảy ra (tuy hiếm), đặc biệt là khi dùng thuốc liều cao. Bệnh nhân cần bù nước đầy đủ trong thời gian sử dụng thuốc. Không tự ý sử dụng thuốc quá 7 ngày mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Do chưa đủ các dữ liệu nghiên cứu về việc sử dụng thuốc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, cần tránh dùng thuốc cho các đối tượng này để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Tránh sử dụng thuốc cho những bệnh nhân lái tàu xe và vận hành máy móc do thuốc có thể gây buồn ngủ và ngủ gà.
8. Tác dụng không mong muốn
Guaifenesin: Hiếm gặp các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, ban da, mày đay. Sỏi thận đã được báo cáo ở những bệnh nhân lạm dụng chế phẩm có chứa guaifenesin.
Cetirizin: Hay gặp nhất là hiện tượng ngủ gà và tỷ lệ xảy ra phụ thuộc vào liều dùng. Ngoài ra, certirizin có thể gây mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. Ít xảy ra các trường hợp chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng và tăng tiết nước bọt.
Dextromethorphan: Các tác dụng phụ thường gặp là mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, đỏ bừng. Nổi mày đay ít khi xảy ra. Hiếm gặp các trường hợp ngoại ban da. Thỉnh thoảng có thể buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Cetirizin: Hay gặp nhất là hiện tượng ngủ gà và tỷ lệ xảy ra phụ thuộc vào liều dùng. Ngoài ra, certirizin có thể gây mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. Ít xảy ra các trường hợp chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng và tăng tiết nước bọt.
Dextromethorphan: Các tác dụng phụ thường gặp là mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, đỏ bừng. Nổi mày đay ít khi xảy ra. Hiếm gặp các trường hợp ngoại ban da. Thỉnh thoảng có thể buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Tránh dùng thuốc với các thuốc ức chế men monoamin oxydase (MAO).
Theophylin làm giảm nhẹ độ thanh thải của certirizin khi dùng chung.
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương có thể tăng khi sử dụng đồng thời dextromethorphan và các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
Dextromethorphan được chuyển hóa qua hệ thống men cytochrom P450, chủ yếu là CYP2D6. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cùng lúc với các chất ức chế enzym chuyển hóa như: amiodaron, haloperidol, propafenon, quinidin, các chất ức chế chọn lọc serotonin (SSRIs) vì có nguy cơ làm tăng nồng độ dextromethorphan trong huyết thanh, dẫn đến làm tăng tác dụng không mong muốn của dextromethorphan.
Sử dụng guaifenesin có thể cho kết quả dương tính giả ở xét nghiệm đo acid vanilylmandelic trong nước tiểu. Cần ngừng dùng guaifenesin 48 giờ trước khi lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm này.
Theophylin làm giảm nhẹ độ thanh thải của certirizin khi dùng chung.
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương có thể tăng khi sử dụng đồng thời dextromethorphan và các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
Dextromethorphan được chuyển hóa qua hệ thống men cytochrom P450, chủ yếu là CYP2D6. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cùng lúc với các chất ức chế enzym chuyển hóa như: amiodaron, haloperidol, propafenon, quinidin, các chất ức chế chọn lọc serotonin (SSRIs) vì có nguy cơ làm tăng nồng độ dextromethorphan trong huyết thanh, dẫn đến làm tăng tác dụng không mong muốn của dextromethorphan.
Sử dụng guaifenesin có thể cho kết quả dương tính giả ở xét nghiệm đo acid vanilylmandelic trong nước tiểu. Cần ngừng dùng guaifenesin 48 giờ trước khi lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm này.
10. Dược lý
Guaifenesin có tác dụng long đờm. Cơ chế tác dụng của guafenesin là kích thích tăng tiết dịch đường hô hấp, do đó làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của dịch tiết ở khí quản và phế quản, dẫn đến tăng hiệu quả của phản xạ ho và giúp dễ tống đờm ra ngoài hơn.
Cetirizin là thuốc kháng histamin mạnh, có tác dụng chống dị ứng nhưng không gây buồn ngủ ở liều dược lý. Cetirizin ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng qua trung gian histamin, làm giảm sự di dời của các tế bào viêm và giảm giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.
Dextromethorphan tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, làm giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Dextromethorphan ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa.
Cetirizin là thuốc kháng histamin mạnh, có tác dụng chống dị ứng nhưng không gây buồn ngủ ở liều dược lý. Cetirizin ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng qua trung gian histamin, làm giảm sự di dời của các tế bào viêm và giảm giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.
Dextromethorphan tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, làm giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Dextromethorphan ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Khi xảy ra trường hợp quá liều, cần xem xét khả năng quá liều do guaifenesin, cetirizin hay dextromethorphan gây ra để có biện pháp xử trí thích hợp.
Guaifenesin:
Triệu chứng: Nếu dùng guaifenesin với liều cao hơn liều điều trị thông thường có thể gây buồn nôn, nôn.
Xử trí: Rửa dạ dày nếu phát hiện sớm, chữa triệu chứng.
Cetirizin:
Triệu chứng thường gặp nhất của quá liều cetirizin là ngủ gà ở người lớn, ở trẻ em có thể bị kích động. Khi quá liều nghiêm trọng cần gây nôn và rửa dạ dày cùng với các phương pháp hỗ trợ. Hiện nay, chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Dextromethorphan:
Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật.
Điều trị: Hỗ trợ, dùng naloxon 2mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần, tối đa tổng liều 10mg.
Guaifenesin:
Triệu chứng: Nếu dùng guaifenesin với liều cao hơn liều điều trị thông thường có thể gây buồn nôn, nôn.
Xử trí: Rửa dạ dày nếu phát hiện sớm, chữa triệu chứng.
Cetirizin:
Triệu chứng thường gặp nhất của quá liều cetirizin là ngủ gà ở người lớn, ở trẻ em có thể bị kích động. Khi quá liều nghiêm trọng cần gây nôn và rửa dạ dày cùng với các phương pháp hỗ trợ. Hiện nay, chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Dextromethorphan:
Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật.
Điều trị: Hỗ trợ, dùng naloxon 2mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần, tối đa tổng liều 10mg.
12. Bảo quản
Dưới 30°C, tránh ẩm và ánh sáng.