lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc điều trị đái tháo đường GLISAN 30 MR hộp 300 viên

Thuốc điều trị đái tháo đường GLISAN 30 MR hộp 300 viên

Danh mục:Thuốc trị tiểu đường
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Gliclazid
Dạng bào chế:Viên nén tác dụng kéo dài
Thương hiệu:Hasan-Dermapharm
Số đăng ký:VD-23328-15
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng (kể từ ngày sản xuất).
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến
Dược sĩDược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của GLISAN 30 MR

Hoạt chất: Gliclazide 30 mg
Tá dược: Lactose monohydrat, PEG 6000, Metolose SR, Tricalci phosphat, Magnesi stearat

2. Công dụng của GLISAN 30 MR

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (type II) phối hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp khi sự kiểm soát đường huyết không đạt được bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần.

3. Liều lượng và cách dùng của GLISAN 30 MR

Liều lượng
Cũng như với tất cả các loại thuốc hạ đường huyết khác, phải chỉnh liều - Liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 viên/ngày (30 mg/ngày).
- Nếu đường huyết được kiểm soát thỏa đáng, có thể dùng liều này trong điều trị duy trì.
- Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, có thể tăng liều lên 2 viên (60 mg), 3 viên (90 mg) hay 4 viên (120 mg), bằng cách tăng liều từng nấc, mỗi lần tăng liều cách nhau ít nhất một tháng, ngoại trừ ở những bệnh nhân có đường huyết không giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường hợp này, có thể đề nghị tăng liều ngay ở cuối tuần thứ 2 điều trị.
- Liều tối đa được khuyến cáo là 120 mg/ngày.
- Chuyển từ viên Gliclazid 80 mg sang viên Glisan 30 MR: 1 viên Gliclazid 80 mg có hiệu quả tương đương với 1 viên Glisan 30 MR, do đó có thể chuyển từ Gliclazid 80 mg sang dùng Glisan 30 MR nhưng phải lưu ý đến tiến triển của đường huyết.
- Chuyển từ một thuốc hạ đường huyết dạng uống khác sang Glisan 30 MR : Trong trường hợp này, nên lưu ý đến liều dùng và thời gian bán hủy của thuốc hạ đường huyết dùng trước đó. Nếu chuyển tiếp từ một sulfamid hạ đường huyết có thời gian bán hủy dài, có thể có một giai đoạn cửa sổ điều trị trong vài ngày nhằm tránh tác động hiệp đồng của 2 thuốc dẫn đến hạ đường huyết. Nên bắt đầu Gliclazid ở liều 30 mg, sau đó điều chỉnh tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
- Glisan 30 MR có thể được dùng phối hợp với thuốc trị tiểu đường thuộc nhóm biguanid, thuốc ức chế alpha glucosidase hoặc insulin.
- Bệnh nhân trên 65 tuổi, bệnh nhân suy thận nhẹ đến vừa: dùng liều tương tự như ở người không suy thận nhưng phải theo dõi chặt chẽ.
Cách dùng:
- Dùng Glisan 30 MR, từ 1 đến 4 viên, một lần duy nhất trong ngày vào buổi ăn sáng, cho phép duy trì nồng độ hữu hiệu trong huyết tương của Gliclazid trong 24 giờ.
- Chỉ dùng thuốc này khi mà bệnh nhân có thể ăn uống được đều đặn (kể cả ăn sáng). Cần phải ăn đủ lượng carbohydrat trong mỗi bữa ăn.
- Không được bẻ hoặc nhai mà phải uống nguyên viên với nước.
- Nếu quên uống thuốc một ngày, không uống bù vào ngày hôm sau.

4. Chống chỉ định khi dùng GLISAN 30 MR

Tuyệt đối:
- Quá mẫn với Gliclazid hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Tiền sử dị ứng với sulfonamid và các sulfonylurea khác.
- Suy thận hay suy gan nặng.
- Đái tháo đường phụ thuộc insulin (type I), đái tháo đường không ổn định hoặc đái tháo đường ở lứa tuổi thiếu niên.
- Nhiễm ceton - acid, hôn mê do đái tháo đường.
- Dùng chung với miconazol viên.
- Phẫu thuật, chấn thương hay nhiễm trùng nặng.
- Phụ nữ cho con bú.
Tương đối:
- Dùng chung với phenylbutazon, danazol và rượu.

5. Thận trọng khi dùng GLISAN 30 MR

- Người suy giảm chức năng gan, thận, người thiếu dinh dưỡng và người già cũng như bệnh nhân suy thượng thận hoặc suy tuyến yên là những bệnh nhân rất dễ nhạy cảm với tác động hạ đường huyết của thuốc trị đái tháo đường. Có thể khó nhận biết tình trạng hạ đường huyết của bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chẹn bêta.
- Mất cân bằng đường huyết: cân bằng đường huyết do dùng thuốc trị đái tháo đường có thể bị ảnh hưởng bởi các tình trạng: sốt, chấn thương, nhiễm trùng hay phẫu thuật. Trong trường hợp này, cần ngưng thuốc và dùng insulin.
- Hiệu quả hạ đường huyết của tất cả các thuốc hạ đường huyết có thể giảm khi điều trị kéo dài do tiến triển của bệnh đái tháo đường hoặc do giảm đáp ứng với điều trị. Cần chỉnh liều cho phù hợp và tuân thủ chế độ ăn kiêng trước khi kết luận rằng bị thất bại thứ phát.
- Xét nghiệm: kiểm tra đường huyết và đường niệu định kỳ. Nếu cần, nên kiểm tra hàm lượng hemoglobin glycosyle.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

- Xếp loại nguy cơ C cho phụ nữ trong thai kỳ.
- Việc đảm bảo mức đường huyết bình thường trong giai đoạn thai kỳ rất quan trọng. Các thuốc trị đái tháo đường dạng uống nhóm sulfonylurea trong một số báo cáo có thể đi vào tuần hoàn của bào thai và gây nên nhiễm độc bào thai hoặc dị tật cho thai nhi. Vì vậy, trong suốt thời gian mang thai, không nên sử dụng thuốc trị đái tháo đường dạng uống, insulin là điều trị được lựa chọn.
- Cần phải chuyển ngay từ thuốc uống sang insulin nếu muốn có thai hay phát hiện đã có thai.
- Chưa có số liệu đầy đủ về khả năng Gliclazid được bài tiết qua sữa mẹ cũng như nguy cơ gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, không nên dùng trong thời gian cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Phải cảnh giác các dấu hiệu hạ đường huyết và thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

- Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy), đau đầu, phát ban.
- Ít gặp: Rối loạn máu có hồi phục, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và bạch cầu, thiếu máu. Phản ứng da xuất hiện khoảng 6-8 tuần đầu điều trị, ít khi phát triển thành viêm da tróc vảy và hồng ban đa dạng.
- Hiếm gặp: Vã mồ hôi, trạng thái lơ mơ, nôn, đói cồn cào, tần số tim tăng, da tái xanh, rối loạn chức năng gan hiếm khi chuyển biến thành viêm gan, vàng da ứ mật, suy gan.

9. Tương tác với các thuốc khác

Các thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết
- Miconazol (đường toàn thân gel bôi miệng): khi phối hợp với Gliclazid có nguy cơ gây hạ đường huyết và thậm chí dẫn đến hôn mê.
- Phenylbutazon (đường toàn thân): tăng tác dụng hạ đường huyết của các sulfamid do làm giảm gắn kết của sulfamid với protein huyết tương và/ hoặc giảm đào thải các chất này.
- Rượu: tác dụng "antabuse“, nhất là đối với clorpropamid, glibenclamid, glipizid và tolbutamid. Tăng phản ứng hạ đường huyết (ức chế phản ứng bù trừ có thể dẫn đến hôn mê do hạ đường huyết).
- Các thuốc khác có khả năng làm tăng tác dụng hạ đường huyết của Gliclazid như NSAIDs, IMAO, sulfamid thuốc ức chế men chuyển (captopril, enaplapril...), cumarin, thuốc chống đông, thuốc chẹn beta, diazepam, clofibrat, fluconazol, tetracyclin, cloramphenicol.
Các thuốc có khả năng làm giảm tác dụng hạ đường huyết của Glielazid như danazol, corticosteroid (glucocorticoid và tetracosatid đường toàn thân và tại chỗ), thuốc giống giao cảm beta 2 (ritodrin, salbutamol, terbutalin, barbiturie...). thuốc lợi tiểu, thải muối và thuốc ngừa thai uống.

10. Dược lý

- Gliclazide là thuốc trị bệnh đái tháo đường type 2, thuộc nhóm sulfonylurea.
- Gliclazide làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách làm tăng tính nhạy cảm của tế bào beta tuyến tụy với glucose nên làm tăng phóng thích Insulin. Nồng độ Insulin trong máu tăng còn do Gliclazide làm giảm độ thanh thải của hormon này qua gan.
- Cơ chế tác động: Gliclazid gấn vào thụ thể bề mặt của màng tế bào beta (ở tụy) và ức chế kênh K+ nhạy cảm với ATP ngăn không cho K+ thoát ra, làm màng tế bào beta bị khử cực. Sự khử cực màng tế bào lại gây mở kênh calci phụ thuộc điện thế, cho phép calci ngoài tế bào đi vào trong tế
bao. Lượng calci tăng trong bào tương sẽ kích thích giải phóng insulin. Nồng độ insulin trong máu có thể tăng còn do Gliclazid làm giảm độ thanh thải của hormon này qua gan.
- Gliclazide làm tăng đáp ứng của tụy tạng và tái lập lại đỉnh bài tiết sớm insulin khi có hiện diện glucose.
- Ngoài ra, Gliclazide còn làm giảm quá trình hình thành huyết khối do ức chế sự kết tập và kết dính tiểu cầu lên thành mạch cũng như Gliclazide làm tăng hoạt tính ly giải fibrin ở thành mạch.

11. Quá liều và xử trí quá liều

- Phản ứng hạ đường huyết nghiêm trọng có thể xảy ra do dùng quá liều Giielazid.
- Biểu hiện của hạ đường huyết gồm ra mồ hôi, da tái xanh và tim đập nhanh, bệnh nhân có thể bị hôn mê do hạ đường huyết.
- Cần khắc phục ngay cơn hạ đường huyết bằng cách uống ngay một cốc nước đường hoặc một cốc nước hoa quả có pha thêm 2 - 3 thìa cà phê đường, có thể uống thêm nước đường sau 15 phút nếu cần.
Nếu bị hôn mê, có thể bơm dung dịch saccharose hoặc glucose vào dạ dày hay dùng dung dịch glucose 10% hoặc 30% tiêm vào tĩnh mạch và chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

12. Bảo quản

Nơi khô, dưới 30°C.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(10 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.7/5.0

7
3
0
0
0