Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của HAPACOL CF FORT
Paracetamol 325mg
Phenylephrin HCl 5mg
Dextromethorphan HBr 10mg
Tá dược vừa đủ 1 viên (Tinh bột biến tính, lactose monohydrat, microcrystalline cellulose M101, aerosil, natri benzoat, PVP K30, croscarmellose sodium, magnesi stearat, sepifilm LP770, màu blue lake, màu eurolake green, màu nhũ bạc).
Phenylephrin HCl 5mg
Dextromethorphan HBr 10mg
Tá dược vừa đủ 1 viên (Tinh bột biến tính, lactose monohydrat, microcrystalline cellulose M101, aerosil, natri benzoat, PVP K30, croscarmellose sodium, magnesi stearat, sepifilm LP770, màu blue lake, màu eurolake green, màu nhũ bạc).
2. Công dụng của HAPACOL CF FORT
Giảm tạm thời các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm thông thường: đau nhức nhẹ, đau đầu, đau họng, nghẹt mũi, ho, sung huyết mũi.
3. Liều lượng và cách dùng của HAPACOL CF FORT
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 2 viên/ lần.
Khoảng cách giữa 2 lần uống là 4 giờ, không uống quá 5 lần/ ngày.
Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
Khoảng cách giữa 2 lần uống là 4 giờ, không uống quá 5 lần/ ngày.
Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
4. Chống chỉ định khi dùng HAPACOL CF FORT
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase. Người bệnh đang trong cơn hen cấp, phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang, loét dạ dày chít, tắc môn vị - tá tràng.
Không sử dụng đồng thời các thuốc thông mũi giao cảm hoặc thuốc chứa paracetamol khác.
U tuyến thượng thận, glôcôm góc đóng, cường giáp nặng, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gan nặng. Trẻ em dưới 12 tuổi.
Bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế MAO, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, hoặc thuốc chẹn beta - adrenergic trong vòng 2 tuần trước đó.
Bệnh nhân suy hô hấp.
Không sử dụng đồng thời các thuốc thông mũi giao cảm hoặc thuốc chứa paracetamol khác.
U tuyến thượng thận, glôcôm góc đóng, cường giáp nặng, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gan nặng. Trẻ em dưới 12 tuổi.
Bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế MAO, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, hoặc thuốc chẹn beta - adrenergic trong vòng 2 tuần trước đó.
Bệnh nhân suy hô hấp.
5. Thận trọng khi dùng HAPACOL CF FORT
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân có bệnh gan, bệnh tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, tăng nhãn áp. Người có bệnh đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, người bệnh bị ho có quá nhiều đờm, ho dai dẳng hay mạn tính như bệnh hen, suy gan, suy thận.
Bệnh nhân có vấn đề về di truyền không dung nạp galactose hiếm gặp, thiếu men lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.
Thuốc có chứa paracetamol nên có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng khi: Dùng quá 4 g paracetamol trong 24 giờ; dùng chung với các thuốc khác cũng có chứa paracetamol; sử dụng những đồ uống có cồn mỗi ngày: 3 cốc/ ngày hoặc nhiều hơn khi đang dùng sản phẩm này.
Nếu đau họng nghiêm trọng kéo dài trên 2 ngày kèm theo sốt, nhức đầu, phát ban, buồn nôn, nôn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bồn chồn, chóng mặt hoặc mất ngủ; đau, nghẹt mũi, ho nặng hơn hoặc kéo dài hơn 7 ngày; sốt nặng hơn hoặc kéo dài hơn 3 ngày; nổi mẩn đỏ, sưng phồng; các triệu chứng mới xuất hiện; ho trở lại, nhức đầu kéo dài nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đối với thuốc chứa paracetamol: Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Bệnh nhân có vấn đề về di truyền không dung nạp galactose hiếm gặp, thiếu men lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.
Thuốc có chứa paracetamol nên có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng khi: Dùng quá 4 g paracetamol trong 24 giờ; dùng chung với các thuốc khác cũng có chứa paracetamol; sử dụng những đồ uống có cồn mỗi ngày: 3 cốc/ ngày hoặc nhiều hơn khi đang dùng sản phẩm này.
Nếu đau họng nghiêm trọng kéo dài trên 2 ngày kèm theo sốt, nhức đầu, phát ban, buồn nôn, nôn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bồn chồn, chóng mặt hoặc mất ngủ; đau, nghẹt mũi, ho nặng hơn hoặc kéo dài hơn 7 ngày; sốt nặng hơn hoặc kéo dài hơn 3 ngày; nổi mẩn đỏ, sưng phồng; các triệu chứng mới xuất hiện; ho trở lại, nhức đầu kéo dài nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đối với thuốc chứa paracetamol: Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Dùng phenylephrin HCl cho phụ nữ có thai giai đoạn muộn hoặc lúc chuyển dạ làm cho thai dễ bị thiếu oxy máu và nhịp tim chậm.
Dùng phenylephrin HCl với thuốc trợ sinh làm tăng tai biến cho thai phụ.
Rất thận trọng khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ cho con bú.
Dùng phenylephrin HCl với thuốc trợ sinh làm tăng tai biến cho thai phụ.
Rất thận trọng khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thận trọng khi đang lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây chóng mặt, choáng váng.
8. Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: mệt mỏi, chóng măt, buồn nôn, nhịp tim nhanh, đỏ bừng; kích động, bồn chồn, lo âu, khó ngủ, người yếu mệt, choáng váng, đau trước ngực, run rẩy, dị cảm đầu chi, tăng huyết áp, nhợt nhạt, trắng bệt, cảm giác lạnh da, dựng lông tóc, kích ứng tại chỗ.
Ít gặp: nổi mày đay; tăng huyết áp kèm phù phổi, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi và nội tạng, làm giảm tưới máu cho các cơ quan, suy hô hấp, cơn hưng phấn, ảo giác hoang tưởng, mờ giác mạc; ban da, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp: thỉnh thoảng buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa, viêm cơ tim thành ổ, xuất huyết dưới màng tim, phản ứng quá mẫn.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Ít gặp: nổi mày đay; tăng huyết áp kèm phù phổi, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi và nội tạng, làm giảm tưới máu cho các cơ quan, suy hô hấp, cơn hưng phấn, ảo giác hoang tưởng, mờ giác mạc; ban da, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp: thỉnh thoảng buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa, viêm cơ tim thành ổ, xuất huyết dưới màng tim, phản ứng quá mẫn.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
9. Tương tác với các thuốc khác
Thuốc làm tăng tác dụng chống đông của warfarin và coumarin.
Paracetamol làm tăng nồng độ của chloramphenicol.
Cholestyramin làm giảm hấp thu paracetamol. Metoclopramid và domperidon làm tăng sự hấp thu của paracetamol.
Thận trọng khi phối hợp đồng thời với các thuốc ức chế men MAO, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc cường giao cảm, thuốc chẹn beta - adrenergic, thuốc hạ huyết áp, alcaloid nấm cựa gà, digoxin và các glycosid trợ tim khác.
Không nên sử dụng thuốc đồng thời với quinidin, phenytoin, các thuốc ức chế thần kinh trung ương, ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ.
Paracetamol làm tăng nồng độ của chloramphenicol.
Cholestyramin làm giảm hấp thu paracetamol. Metoclopramid và domperidon làm tăng sự hấp thu của paracetamol.
Thận trọng khi phối hợp đồng thời với các thuốc ức chế men MAO, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc cường giao cảm, thuốc chẹn beta - adrenergic, thuốc hạ huyết áp, alcaloid nấm cựa gà, digoxin và các glycosid trợ tim khác.
Không nên sử dụng thuốc đồng thời với quinidin, phenytoin, các thuốc ức chế thần kinh trung ương, ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ.
10. Dược lý
Paracetamol là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Dextromethorphan HBr là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, thuốc không có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần.
Phenylephrin HCl là một thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm alpha 1 có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể alpha 1-adrenergic làm co mạch máu. Phenylephrin gây co mạch tại chỗ, nên làm giảm sung huyết mũi và xoang do cảm lạnh.
Dextromethorphan HBr là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, thuốc không có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần.
Phenylephrin HCl là một thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm alpha 1 có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể alpha 1-adrenergic làm co mạch máu. Phenylephrin gây co mạch tại chỗ, nên làm giảm sung huyết mũi và xoang do cảm lạnh.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Quá liều paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
Biểu hiện của quá liều paracetamol: buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
Cách xử trí: khi nhiễm độc paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Ngoài ra, có thể dùng methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.
Biểu hiện của quá liều dextromethorphan: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật.
Cách xử trí: dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần tới tổng liều 10 mg.
Biểu hiện của quá liều phenylephrin: dùng quá liều phenylephrin làm tăng huyết áp, nhức đầu, cơn co giật, xuất huyết não, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, dị cảm. Nhịp tim chậm thường xảy ra sớm.
Cách xử trí: tăng huyết áp có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc chẹn alpha - adrenergic như phentolamin 5 - 10 mg, tiêm tĩnh mạch.
Biểu hiện của quá liều paracetamol: buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
Cách xử trí: khi nhiễm độc paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Ngoài ra, có thể dùng methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.
Biểu hiện của quá liều dextromethorphan: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật.
Cách xử trí: dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần tới tổng liều 10 mg.
Biểu hiện của quá liều phenylephrin: dùng quá liều phenylephrin làm tăng huyết áp, nhức đầu, cơn co giật, xuất huyết não, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, dị cảm. Nhịp tim chậm thường xảy ra sớm.
Cách xử trí: tăng huyết áp có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc chẹn alpha - adrenergic như phentolamin 5 - 10 mg, tiêm tĩnh mạch.
12. Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.