lcp

Top 14 thảo dược giảm triglyceride (giảm mỡ máu) hiệu quả

4.7

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Đỗ Thị Lâm Oanh

Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024

Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Thảo dược nào giảm triglyceride nhanh mà người mắc bệnh nên biết? Các loại thảo dược này có thật sự hiệu quả? Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin về tình trạng mỡ máu và các loại thảo dược được dùng để giảm triglyceride nhanh nhé!

1. Tình trạng mỡ máu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Tình trạng mỡ máu hay tăng lipid máu là tình trạng rối loạn các thành phần lipid trong máu, gây hại cho cơ thể bằng cơ chế tăng nồng độ cholesterol không có lợi và giảm nồng độ cholesterol có lợi.

thảo dược nào giảm triglyceride nhanh

Tình trạng mỡ máu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nồng độ lipid trong máu, gây ra các mảng bám vào thành động mạch, ngăn cản quá trình vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm tụy, bệnh lý về gan, đái tháo đường tuýp 2, các bệnh lý tim mạch và tai biến mạch máu não.

Để điều trị tăng mỡ máu, bạn có thể sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng hạ lipid máu. Hoặc sử dụng các loại thảo dược nào giảm triglyceride nhanh vẫn rất an toàn và hiệu quả.

2. Top 14 thảo dược giảm Triglyceride nhanh

Các loại thảo dược nào giảm triglyceride nhanh? Cùng điểm qua những loại thảo dược mà người bị tăng mỡ máu có thể sử dụng như là:

2.1. Lá sen

Lá sen hay còn được gọi là hà diệp, là loại thảo dược có nhiều công dụng như an thần, chữa tiêu chảy, chống co thắt cơ trơn, sốt xuất huyết, chảy máu cam, mụn nhọt và đặc biệt là giảm tình trạng gan nhiễm mỡ và hạ mỡ máu.

Lá sen giúp chữa bệnh mỡ máu

sen giúp chữa bệnh mỡ máu

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, hoạt chất flavonoid trong lá sen có tác dụng giảm nồng độ cholesterol xấu, giảm triglycerid, chống oxy hóa. Các chất trong lá sen còn ngăn ngừa bệnh lý nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch bằng cách chế hấp thu glucid và lipid, tăng quá trình trao đổi và ổn định năng lượng cho cơ thể

2.2. Táo mèo

Loại thảo dược nào giảm triglyceride nhanh?Sơn tra hay còn gọi là táo mèo, là loại quả có nhiều công dụng trong trị mỡ máu.

Loại quả này không chỉ được sử dụng để giải khát, làm đẹp da, giảm béo, giải độc, ngăn ngừa tăng huyết áp và tốt cho tim mạch mà còn tác dụng hạ mỡ máu và giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.

2.3. Giảo cổ lam

Một trong những cách chữa cao mỡ trong máu bằng thảo dược theo y học cổ truyền là sử dụng giảo cổ lam.

Theo nghiên cứu cho thấy hoạt chất saponin có trong giảo cổ lam có khả năng kết hợp với các thành phần lipid xấu trong máu, đẩy chúng vào các tế bào trong cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng.

Giảo cổ lam giúp giảm triglyceride nhanh

Giảo cổ lam giúp giảm triglyceride nhanh

Ngoài ra, saponin còn có tác dụng giảm các mảng xơ vữa bám trên thành động mạch, làm giảm độ nhớt của máu và hỗ trợ máu lưu thông dễ dàng hơn, giúp giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến tim mạch.

2.4. Nần nghệ

Nần nghệ là một loại dược liệu có hàm lượng hoạt chất saponin cao, do vậy nó được xem là một thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc của y học cổ truyền để chữa trị cao mỡ máu bằng thảo dược.

Chính vì vậy, nần nghệ là một trong các loại thảo dược được sử dụng phổ biến để điều trị tình trạng cao mỡ trong máu theo phương pháp y học cổ truyền.

2.5. Atiso

Có thể bạn chưa biết những người bị các bệnh liên quan đến gan thường không sản xuất đủ lượng mật, dẫn đến tình trạng tăng cholesterol và mỡ trong máu.

Và bổ sung các hoạt chất có trong hoa atiso có thể giúp giảm hấp thu cholesterol từ thức ăn, kích thích sản xuất mật và giúp giảm nồng độ cholesterol xấu, cũng như ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol mới ở gan.

Để sử dụng hoa atiso, bạn có thể sắc lấy nước uống với liều lượng khoảng 10-20g hoa tươi hoặc 5-10g hoa khô để hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến gan.

2.6. Bí đỏ

Bí đỏ là một loại quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Với những thành phần này, loại quả này không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị tình trạng tăng lipid máu.

Bí đỏ giảm đường huyết và cholesterol dư thừa

Bí đỏ giảm đường huyết và cholesterol dư thừa

Với hàm lượng chất xơ cao, bí đỏ giúp làm giảm đường huyết và cholesterol dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra, bí đỏ còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin a và K, sắt và kali, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, chống lại sự tích tụ các chất béo trong mạch máu, cải thiện tình trạng đột quỵ và bệnh tim.

2.7. Dâu tằm

Lá dâu tằm là một loại dược liệu có tác dụng giảm độ nhớt của máu, giúp giảm sự tắc nghẽn mạch máu do bệnh mỡ máu gây ra. Hoặc bạn có thể nấu với nước và đem uống thay trà, hoặc sử dụng tươi và phơi khô để pha thành trà trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, rễ và thân cây dâu tằm cũng rất hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh.

2.8 Xạ đen

Xạ đen chứa các hoạt chất Flavonoid, Saponin Triterpenoid, Quinon có tính chống oxy hóa và được sử dụng để phòng và điều trị bệnh ung thư, nhiễm khuẩn, cao huyết áp, mỡ máu cao và gan nhiễm mỡ.

Xạ đen làm giảm triglyceride nhanh

Xạ đen làm giảm triglyceride nhanh

Để hạ triglyceride máu, bạn có thể lấy 50 lá xạ đen, rửa sạch và phơi khô. Sau đó, hãm với 1,5 lít nước đun sôi trong khoảng 10-15 phút và uống hàng ngày thay cho nước lọc.

2.9 Tỏi

Theo nghiên cứu mới nhất, tỏi có khả năng hạ mỡ máu triglyceride và cholesterol hiệu quả tương tự như clofibrate. tỏi còn có tác dụng tăng cholesterol tốt HDL-c và giảm cholesterol xấu LDL-c, giúp ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch vành, động mạch ngoại vi.

Cách dùng tỏi để hạ triglyceride máu cũng rất đơn giản. Bạn cần bóc vỏ, rửa sạch, thái lát 100g tỏi và vo sạch 100g đậu trắng. Cho hai nguyên liệu vào nồi rồi thêm 2 lít nước lọc, sắc đến khi cạn còn 1/8 lượng nước lúc đầu thì chắt ra. Phần cái có thể ăn, còn nước để uống trong ngày và bạn nên dùng mỗi tháng một lần.

2.10 Hoa bụp giấm

Hoa bụp giấm, hay còn gọi là hoa atiso đỏ, được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đài hoa bụp giấm còn chứa hibithocin - một hoạt chất có khả năng điều hòa cholesterol máu, giảm triglyceride và hạ huyết áp.

Hoa bụp giấm điều hòa cholesterol máu, giảm triglyceride

Hoa bụp giấm điều hòa cholesterol máu, giảm triglyceride

Sau đó, ngâm nó với đường theo tỉ lệ 1kg cánh hoa : 1.3kg đường và bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín. Sau 2 tuần, sản phẩm có thể được sử dụng để trị bệnh.

2.11 Lá vối

Trong lá vối chứa beta-sitosterol, một hoạt chất có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu bằng cách làm giảm lượng chất béo trung tính triglyceride trong cơ thể.

Cách nấu lá vối để giảm triglyceride máu là hãm một nắm lá vối với 1 lít nước sôi, ngày uống 3 lần. Nước lá vối không chỉ giúp tiêu thực, làm mát cơ thể mà còn được sử dụng để trị cảm nắng.

2.12 Hà thủ ô

Hà thủ ô là một loại cây thân leo sống lâu năm. Thường thu hoạch phần củ để dùng cho việc chữa trị nhiều bệnh.

Hà thủ ô chứa lecthin, hoạt chất có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, giảm triglyceride và ngăn chặn mỡ lắng đọng trong thành động mạch, ức chế virus, vi khuẩn cúm, lao.

Bạn có thể chuẩn bị hà thủ ô, linh chi, lá sen, thảo quyết minh, hổ trượng, lá chè tươi, sơn tra, mỗi thứ 15g, đem hãm với nước uống trong ngày để hỗ trợ giảm triglyceride nhanh.

2.13 Trà xanh

Trà xanh chứa catechin - một hợp chất có khả năng chuyển hóa chất béo, làm giảm lượng chất béo trung tính triglyceride và giảm cholesterol xấu. Lá trà xanh còn chứa nhiều sắc tố có tác dụng kháng bệnh xơ cứng động mạch, giảm tỷ lệ kết dính ở máu, hòa tan chất béo, loại bỏ lượng dầu mỡ tích tụ trong cơ thể.

Trà xanh - thảo dược hỗ trợ giảm triglyceride nhanh

Trà xanh - thảo dược hỗ trợ giảm triglyceride nhanh

Cách nấu cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lá trà non và cho vào ấm đun uống, khoảng 3-5 tách trà mỗi ngày.

2.14 Gừng

Cũng như tỏi, gừng là gia vị quen thuộc trong bếp của nhiều gia đình và cũng là vị thuốc có nhiều công dụng trị bệnh. Gừng tươi chứa nhiều chất chống oxy hóa, tăng pH dạ dày, giúp giảm nồng độ triglyceride máu và cholesterol xấu.

Cách dùng gừng để giảm triglyceride như sau: Chuẩn bị 1 củ gừng to, 4 củ tỏi, 4 trái chanh, 2 lít nước. gừng và tỏi rửa sạch và xay nhuyễn, sau đó cho vào nồi cùng với chanh và 2 lít nước. Đun sôi và khuấy đều, đun trong 10 phút trước khi tắt bếp. Sau đó, bạn lọc bỏ phần cặn, giữ phần nước và bảo quản trong chai và dùng từ từ trong thời gian dài.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược giảm mỡ máu

Để áp dụng các thảo dược giảm mỡ máu hiệu quả hơn, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thảo dược nào giảm triglyceride nhanh chỉ phù hợp với bệnh ở trạng thái nhẹ, chưa gặp phải biến chứng.
  • Kiên trì sử dụng phương pháp này trong một thời gian dài mới có thể nhận được kết quả tốt.
  • Bạn không nên lạm dụng phương pháp này, sử dụng quá mức có thể gây tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nếu đang sử dụng thuốc tây, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
  • Đều đặn kiểm tra sức khỏe để theo dõi tình trạng bệnh của mình.

4. Một số bài thuốc nam điều trị tăng mỡ máu

Các bài thuốc nam bào chế từ thảo dược có thể giúp giảm mỡ máu và có nhiều lợi ích cho người bệnh tăng lipid máu.

Những bài thuốc nam điều trị tăng mỡ máu

Những bài thuốc nam điều trị tăng mỡ máu

Các bài thuốc hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như là:

  • Bài thuốc số 1. Hỗn hợp sử dụng 12g lá sen, 15g phục linh, 12g trạch tả, 15g ý dĩ, 12g cúc hoa, 10g râu ngô và 12g thảo quyết minh. Hỗn hợp này đem sắc với 1000ml nước, sau đó chia thành 2 lần sắc. Nước thu được chia làm 2 lần uống trong ngày để giúp tiêu bớt lượng mỡ thừa trong máu.
  • Bài thuốc số 2. Hỗn hợp sử dụng 25g câu kỷ tử và 30g cam thảo đem sắc trong 600ml nước. Hỗn hợp này sau đó chia làm 2 lần sắc và uống vào 2 lần trong ngày. Bài thuốc có công dụng giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong máu.
  • Bài thuốc số 3. Hỗn hợp sử dụng 30g sơn tra và 10g lá sen đem sắc uống thay trà để thanh nhiệt và giảm nồng độ mỡ máu.
  • Bài thuốc số 4. Hỗn hợp sử dụng 10g sơn tra, 15g thảo quyết minh và 10g cúc hoa đem sắc uống thay trà để giảm béo và giảm tình trạng rối loạn lipid máu.

Mong là bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn lựa chọn được thảo dược nào giảm triglyceride nhanh và phù hợp với mình. Hy vọng thông tin bài viết trên của Medigo tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt lại sẽ hữu ích với bạn.

Đánh giá bài viết này

(11 lượt đánh giá).
4.7
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm