Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?
Ngày cập nhật
BS.CKI Nguyễn Thị Minh Tuyết
Đã kiểm duyệt ngày 07/03/2024
Chuyên khoa: Nội tổng quát, Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết, Xét nghiệm, Y học gia đình
1. Chỉ số mỡ máu như thế nào là cao?
Các chỉ số mỡ máu cụ thể như sau:
1.1 Chỉ số Cholesterol toàn phần
Cholesterol toàn phần là tổng lượng hai loại Cholesterol là HDL-C và LDL-C quan trọng cho cơ thể, trong đó các chỉ số xét nghiệm:
- < 200 mg/dL: Chỉ số lý tưởng
- 200 - 239 mg/dL: Mức ranh giới cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để về chỉ số lý tưởng
- >= 240 mg/dL: Cao. Khi chỉ số Cholesterol toàn phần không dưới 40mg/dL, bệnh nhân bị tăng Cholesterol máu.
1.2. Chỉ số HDL - Cholesterol
HDL - Cholesterol hay còn được hiểu là Cholesterol tốt. Trong đó:
- HDL - Cholesterol > 60mg/dL: chỉ số HDL - C lý tưởng.
- HDL cholesterol < 40mg ở nam giới, và < 50 mg ở nữ giới: chỉ số HDL - C ở mức thấp, bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ.
1.3. Chỉ số Cholesterol LDL
LDL - C (Low density lipoprotein Cholesterol) được hiểu là Cholesterol xấu. Phân mức chỉ số cholesterol LDL như sau:
- < 100 mg/dL: Được đánh giá rất tốt.
- 100 - 129 mg/dL: Đánh giá ở mức tốt.
- 130 - 159 mg/dL: Mức ranh giới cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
- 160 - 189 mg/dL: Mức cao
- Từ 190 mg/dL: Nguy cơ rất cao bệnh nhân biến chứng tim mạch.
Làm xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh lý
1.4. Nồng độ Triglyceride
Triglyceride là một loại chất béo trong máu. Cũng giống như Cholesterol,Chỉ số này cao dẫn tới nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và các bệnh khác gây nguy hiểm.
Phân mức chỉ số Triglyceride khi xét nghiệm như sau:
- < 150 mg/dL: Mức bình thường, chỉ số lý tưởng
- 150 - 199 mg/dL: Mức ranh giới cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
- 200 - 499 mg/dL: Mức cao
- Từ 500 mg/dL: Mức rất cao, bệnh nhân rất có nguy cơ bị biến chứng về tim mạch, xơ gan,...
Bệnh nhân bị bệnh mỡ máu hay rối loạn lipid máu khi chỉ số xét nghiệm nhận được đồng thời LDL - C ở mức cao và HDL - C ở mức thấp. Kéo theo nguy cơ biến chứng về tim mạch cao. Nếu triglyceride cũng tăng ở mức cao, trường hợp này được gọi là máu nhiễm mỡ tăng sinh vữa xơ động mạch.
2. Khi nào người bệnh cần uống thuốc hạ mỡ máu?
Dựa theo tình trạng hiện tại của bệnh nhân và các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ điều chỉnh lối sinh hoạt, đưa ra giải pháp cho bệnh nhân. Nếu việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày trở nên lành mạnh nhưng các chỉ số vẫn chưa cải thiện, bác sĩ sẽ kê thuốc hạ mỡ máu cho bệnh nhân.
Thuốc mỡ máu được khuyến nghị sử dụng trong những trường hợp dưới đây:
- Từng xảy ra biến cố tim mạch hoặc nồng độ cholesterol tới mức tăng nguy cơ mắc bệnh
- LDL-cholesterol (LDL-C) > 190mg/dL (10,5mmol/L)
- Bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường, đang dùng thuốc điều trị tiểu đường
- Đồng thời có LDL-cholesterol (LDL-C) > 70mg/dL (3,9mmol/L) và có nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch
Mỡ máu là căn bệnh không hiếm gặp ở người cao tuổi
3. Mỡ máu cao thì uống thuốc gì?
Các nhóm thuốc tân dược trị mỡ máu phổ biến và tốt nhất hiện nay:
- Nhóm Statin: nhóm thuốc hạ mỡ máu được sử dụng nhiều nhất. Một số đại diện của Statin như Simvastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin
- Nhóm Fibrate: Nhóm thuốc này gồm Fenofibrate, Clofibrate, Gemfibrozil,...
- Acid nicotinic: Vitamin PP, Niacin, Vitamin B3
- Resin - gắn với dịch mật giảm LDL - Cholesterol. Đại diện: Cholestyramin, Colesevelam, Colestipol
- Thuốc ức chế PCSK9: Evolovumab, Alirocumab
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu có thể gây ra một số tác dụng phụ, một số bệnh nhân cần thận trọng khi có bệnh gan, thận. Vì vậy cần lưu ý những điều dưới đây:
- Duy trì lối sống lành mạnh
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ, sử dụng thuốc tân dược khi có sự cho phép của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, đúng cách
- Người bệnh cần cân nhắc tới những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.
- Gặp bác sĩ định kỳ 2 - 3 tháng/lần để xét nghiệm các chỉ số trong máu
4. Một số biện pháp giảm mỡ máu khác
4.1 Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một số thay đổi nhỏ người bệnh cần thực hiện để hạ mỡ máu, bảo vệ sức khỏe như sau:
- Hạn chế chất béo no: Chất béo no hay còn gọi là chất béo bão hòa, được xếp vào nhóm chất béo xấu. Chất béo no có nhiều trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa. Cholesterol tăng cao khi dùng nhiều các thực phẩm này.
- Hạn chế chất béo bão hòa: Tương tự như chất béo no, chất béo bão hòa cũng được xếp vào nhóm chất béo xấu. Thành phần này còn được gọi là dầu thực vật hydro hóa một phần, có nhiều trong bánh quy và bơ thực vật, được ghi rõ trên mác sản phẩm.
- Tăng cường thực phẩm giàu omega - 3
- Bổ xung thêm chất xơ và chất xơ hòa tan
- Cai thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích và đồ uống có ga
4.2 Tập luyện thể dục thể thao hợp lý
Những hoạt động thể chất vừa giúp cơ thể khỏe khoắn, năng động, dẻo dai, vừa giúp tăng lượng Cholesterol tốt, ổn định lipid máu.
4.3 Giảm cân
Những thay đổi về ngoại hình trở nên tích cực hơn, giảm mỡ cũng giúp đem lại những lợi ích cho sức khỏe. Cần cân đối cơ thể, giảm cân khoa học, tìm hiểu những bài tập hợp lý để góp phần điều trị Cholesterol máu.
4.4 Tham khảo các bài thuốc nam trị mỡ máu
Lo lắng về việc sử dụng thuốc tân dược đem lại tác dụng phụ cho gan và thận, người bệnh thường có xu hướng tìm tới những sản phẩm từ thiên nhiên. Với nguyên liệu dễ tìm, phổ biến, giá cả phải chăng và cách tiến hành đơn giản, các bài thuốc nam khá thông dụng đối với bệnh nhân mắc rối loạn lipid máu giai đoạn đầu. Mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc như
- Bài thuốc kết hợp gừng - tỏi - chanh trị mỡ máu
- Trị mỡ máu bằng lá sen
- Giảm Cholesterol máu bằng bí đỏ
- Điều trị rối loạn lipid máu bằng vừng đen
- Bài thuốc ngưu tất điều trị máu nhiễm mỡ
Medigo app vừa chia sẻ cho các bạn về việc mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc. Hy vọng với nội dung này, bạn sẽ có thêm những thông tin về mỡ máu cũng như tránh lạm dụng thuốc hạ mỡ máu.
Đánh giá bài viết này
(12 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm